>> Nới room tín dụng- cơ hội có thành hiện thực?

Năm 2022, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn khi giá dầu tăng cao, giá lương thực thực phẩm tăng cao và các chuỗi giá trị bị đứt gãy. Vì vậy, Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài đó.

Trong tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 - 2%. Như vậy sẽ có thêm khoảng 200.000 tỷ đồng vốn cho nền kinh tế

Trong tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 - 2%

Hiện nay, Việt Nam đang có xuất nhập khẩu khoảng 236% GDP, nghĩa là xuất nhập khẩu đang nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội dẫn đến việc nhập khẩu lạm phát. Trong tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về tổng khối lượng tín dụng với hệ thống ngân hàng thương mại được cung cấp cho nền kinh tế. Đây là một biện pháp can thiệp của Nhà nước vào hoạt động thị trường, nhằm tránh cung cấp ra thị trường khối lượng tiền tệ quá lớn.

Trong quá khứ, trước khi đổi mới, chúng ta đã từng chứng kiến lạm phát lên rất cao vì tín dụng khi đó đưa ra quá lớn, nên việc quy định “room” tín dụng là một cách can thiệp của Nhà nước và thị trường tiền tệ, để hạn chế việc cung ứng tiền quá mức và kiểm soát lạm phát.

Đây cũng là điều quan trọng cho hoạt động kinh tế, vì vậy, chúng ta phải cân đối để room tín dụng đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế đang hồi phục, đồng thời không dẫn đến lạm phát quá cao.

Trong năm 2023, bên cạnh việc phân bổ room tín dụng phù hợp, chúng ta còn cần phải quy định các tiêu chí cụ thể cho những doanh nghiệp nào sẽ được cấp tín dụng, có cơ hội tiếp cận với các khoản vay để tránh câu chuyện cấp quá nhiều cho một số nhóm doanh nghiệp nhưng không tận dụng được hết dẫn đến thừa tiền, trong khi những doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu có nhu cầu xuất khẩu mạnh hàng hoá sang thị trường Mỹ, Liên minh châu Âu lại không tiếp cận được vốn.

>> Nới room tín dụng: Kịp thời nhưng chưa thỏa "cơn khát" vốn

Từ đầu năm 2022 đến nay, chúng ta đều thấy nền kinh tế có những diễn biến hết sức bất ngờ, như cuộc chiến tranh Nga – Ukraine là, giá dầu và giá lúa mì tăng vọt, hay chính sách Zero Covid được tận dụng hà khắc tại Trung Quốc. Từ những tác động đó, nhiều doanh nghiệp đã bị đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị.

Đại dịch Covid-19 diễn ra và tỷ lệ doanh nghiệp ngưng hoạt động cũng tăng lên, do đó chúng ta cần xem xét một bức tranh toàn diện của nền kinh tế

Đại dịch Covid-19 diễn ra và tỷ lệ doanh nghiệp ngưng hoạt động cũng tăng lên, do đó chúng ta cần xem xét một bức tranh toàn diện của nền kinh tế

Trước áp lực dẫn dắt khối lượng tín dụng đến đúng địa chỉ, xác định các tiêu chí rõ ràng, minh bạch cũng tạo ra sự thận trọng, dè dặt của bên nhận tín dụng cũng như bên cấp tín dụng tăng lên. Song các tiêu chí quy định càng minh bạch bao nhiêu thì nền kinh tế càng năng động bấy nhiêu.

Có những ý kiến quan ngại rằng, đối với việc cấp tín dụng có thể xảy ra nguy cơ “bán bia kèm lạc”, tức là muốn được giải ngân khoản vay thì phải kèm theo điều kiện của ngân hàng, điều này vẫn có thể xảy ra và xuất hiện ở nền kinh tế thị trường khi cung cầu bị mất cân đối. Trong đó, cầu tăng lên mà cung không theo kịp.

Hiện nay, chúng ta đang sống trong nền kinh tế số rất minh bạch, hoàn toàn có thể công bố về điều kiện cho vay tới các doanh nghiệp, đơn vị nào đáp ứng những yêu cầu gì hay còn thiếu ra sao, có thể được các ngân hàng hướng dẫn cụ thể. Chúng ta có thể tận dụng cơ hội từ kinh tế số để gắn kết mối quan hệ giữa nền kinh tế được năng động hơn, giao dịch thông suốt mà không phải mất thời gian, chi phí, càng không cần phải “bia kèm lạc” như một số doanh nghiệp chia sẻ, rằng chi phí “bôi trơn” vẫn đang còn lớn, làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý nữa là lãi suất ngân hàng, muốn huy động được thì lãi suất phải cao hơn chỉ số lạm phát, để người dân yên tâm rằng khi gửi tiền sẽ có lãi thực dương. Trong thời gian qua, chúng ta đều thấy đại dịch Covid-19 diễn ra và tỷ lệ doanh nghiệp ngưng hoạt động cũng tăng lên, do đó chúng ta cần xem xét một bức tranh toàn diện của nền kinh tế, để hướng tới số tín dụng này có thể cung cấp được đến đúng những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Theo tôi, cả ngân hàng, doanh nghiệp đều phải chia sẻ đến nền kinh tế chung để nâng cao khả năng tăng trưởng nhưng chi phí ngân hàng và chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi với lãi suất cho vay càng thấp càng tốt.

Với hạn mức tín dụng phù hợp, phân bổ đúng ngành, đúng lĩnh vực, đúng địa chỉ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, phục vụ nhu cầu xuất khẩu, sản xuất, công nghiệp,... sẽ làm tăng trưởng GDP mà không làm lạm phát tăng lên.