>>>Lào Cai: Trung tâm kết nối giao thương quốc tế

Đó là chia sẻ của ông Đinh Văn Thơ - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai với Diễn đàn Doanh nghiệp xung quanh nội dung này.

Ông Đinh Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai

Ông Đinh Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai

- Xin ông cho biết công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời gian qua đã có những chuyển biến như thế nào?

Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 01 trường Cao đẳng, 01 Trường trung cấp, 12 Trung tâm GDNN với năng lực đào tạo khoảng 9.500 lao động/năm, bên cạnh đó liên kết với các cơ sở ngoài tỉnh đào tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động/năm. Trong đó, Trường Cao đẳng Lào Cai được lựa chọn 07 nghể trọng điểm để đầu tư theo 03 cấp độ (Quốc tế, ASEAN, Quốc gia) với tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt 87,1%.

Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành các Đề án, các Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực và nhiều Kế hoạch, văn bản chỉ đạo trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ đó, chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp và thị trường lao động.

>>>Lào Cai: Khu kinh tế năng động, phát triển bền vững

>>>Thành công của doanh nghiệp là sự phát triển của Lào Cai

Giai đoạn 2011-2021 đã có 156.349 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Trong đó, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã chủ động liên kết phối hợp với trên 300 doanh nghiệp để thực hiện công tác đào tạo, thực tập, thực hành, tuyển dụng cho trên 12.000 lao động. Tỷ lệ lao động học nghề có việc làm sau khi ra trường luôn đạt trên 80%, trong đó nghề trọng điểm đạt trên 90%. 

Hết năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo tỉnh Lào Cai đạt 65,8%, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh sang khu vực năng suất lao động cao hơn. Tỉ trọng lao động nông, lâm và thuỷ sản trong tổng số lao động giảm từ 62,6% năm 2015 xuống 56,78%. Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 17,8% năm 2015 tăng lên 18,2%; tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng từ 19,5% năm 2015 lên 25,02%.

- Ông đánh giá thế nào về việc liên kết, hợp tác của doanh nghiệp Lào Cai trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian qua?

Hàng năm, Sở đã phối hợp với Đảng ủy khối Doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức ký kết Chương trình phối hợp về công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, công tác an toàn vệ sinh lao động; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; Tạo điều kiện cho người học nghề tham gia kiến tập, thực tập tay nghề, học việc tại các doanh nghiệp để nâng cao tay nghề.

Tỉnh Lào Cai quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. (Ảnh Nhân Dân)

Tỉnh Lào Cai quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Giai đoạn 2010-2020 các trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối hợp với trên 350 lượt doanh nghiệp để phối hợp trong công tác đào tạo, thực tập, thực hành, tuyển dụng cho trên 4.900 học sinh, sinh viên, học viên. Ngoài ra UBND tỉnh đã chỉ đạo và giao cho Sở chủ trì ký biên bản ghi nhớ phối hợp đào tạo nghề, giải quyết việc làm với nhiều doanh nghiệp như: Tổng công ty khoáng sản Vinacomin, Công ty CP Vàng Lào Cai, Công ty CP số 2 - Vinachem, Công ty CP Gang thép Lào Cai, Công ty Khoáng sản Luyện Kim Việt Trung, Công ty DAP, Công ty CP phân lân nung chảy Lào Cai, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam,… để triển khai thông báo tuyển sinh và phối hợp với các trường đào tạo cho trên 5.600 lao động cho các dự án của các doanh nghiệp.

Tuy vậy, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp còn nhỏ, nhu cầu lao động biến động liên tục theo sự biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ…; Việc phối hợp với doanh nghiệp chưa đi vào chiều sâu, chủ yếu là hợp tác để giới thiệu việc làm cho HSSV theo nhu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó, một số doanh nghiệp còn sử dụng lao động phổ thông chưa qua đào tạo… nên việc hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn.

- Những giải pháp nào trong phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm bền vững cho người lao động trong bối cảnh hiện nay; góp phần để Lào Cai trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư, thưa ông?

Năm 2022, tỉnh Lào Cai tập trung giải quyết việc làm bền vững cho người lao động, nhất là lao động vùng nông thôn, biên giới có tỷ lệ hộ nghèo cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động, thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng, ban hành các chính sách đặc thù thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. 

Cùng với đó, Sở cũng đã xây dựng Chương trình hành động Chương trình  thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 07/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có nhận diện sự thay đổi, biến động của thị trường lao động và vấn đề đào tạo và đào tạo lại nhân lực. Đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường nhân lực trong tương lai gần và xa hơn. Nghiên cứu nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong cuộc CMCN 4.0 để định hướng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa, nông nghiệp công nghệ cao, chăm sóc sức khỏe, ngoại ngữ ...

Xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thị trường lao động, phát triển sàn giao dịch việc làm, kết nối thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp và các cở sở đào tạo nghề; Tăng cường liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động, triển khai đào tạo theo hình thức đặt hàng. Trong đó, ngành Lao động đang nghiên cứu tham mưu xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập theo phương án bố trí quy hoạch, tạo đột phá quy mô đào tạo; hỗ trợ đào tạo lao động cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo cho lao động.

- Xin cảm ơn ông!