>>Liêm chính để đất nước phát triển

Tại phiên thảo luận Diễn đàn kinh tế - tài chính 2023: “Huy động các nguồn lưc phát triển nhanh, bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” do VCCI Đà Nẵng phối hợp với Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức, các chuyên gia cho rằng để khu vực phát triển, cần có sự liên kết bền chặt giữa các địa phương theo hướng phát triển chung cùng hưởng lợi.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ban Kinh tế của Quốc hội, cần hình dung nền kinh tế Việt Nam là một ngôi nhà thì 4 vùng kinh tế Việt Nam như 4 cái trụ cột của ngôi nhà. TS. Lộc ví dụ rằng vếu coi nền kinh tế Việt Nam là cổ xe thì 4 vùng kinh tế là 4 động lực để phát triển.

a

Phiên thảo luận Diễn đàn kinh tế - tài chính 2023: “Huy động các nguồn lưc phát triển nhanh, bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” do VCCI Đà Nẵng phối hợp với Thời báo Tài chính Việt Nam tổ chức.

“Đến bây giờ chúng ta vẫn chưa giải quyết được bài toán kinh tế Vùng đã đặt ra gần 20 năm. Và phát triển kinh tế Vùng vẫn đang là điểm yếu của Việt Nam. Liên kết kinh tế Vùng bao giờ cũng gắn với sự phát triển và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của chúng ta có rất nhiều lợi thế là cái kết nối, là trung tâm của nền kinh tế Bắc - Nam, là hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ dẫn ra biển. Kinh tế miền Trung hướng chúng ta ra với biển, kết nối chúng ta với Đông Dương, kết nối chúng ta với Asean, với toàn thế giới”, TS. Vũ Tiến Lộc nhìn nhận.

Theo TS. Lộc, bây giờ vùng kinh tế động lực chính là tên giọi khác của vùng kinh tế trọng điểm.Đây là một trong những điểm mới trong Nghị định phát triển mới, sau khi thông qua chiến lược phát tiển Quốc gia thì chúng ta lập tức hoàn chỉnh chiến lược phát triển Vùng, đây chính là nền tàng pháp lí để thực hiện liên kết các địa phương trong Vùng.

a

TS. Vũ Tiến Lộc (giữa), Ủy viên Ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn thiếu một "nhạc trường" điều phối chung.

“Nếu nói đặc điểm khái quát thì hiện nay phát triển Vùng chúng ta thiếu một “ban nhạc” phát triển toàn Vùng. Chúng ta đang thiếu một “nhạc trưởng” để điều hành phát triển của Vùng, để tăng cường phát triển Vùng thì chúng ta phải xây dựng được “ban nhạc” phát triển vùng và xây dựng được cơ qua điều phối Vùng, một “nhạc trưởng” có quyền có lực. Từ đó chúng ta mới cải thiện được bức tranh liên kết các địa phương, tránh được hiện trang xung đột, triệt tiêu lẫn nhau và làm mất đi năng lực canh tranh giữa các vùng”, TS. Vũ Tiến Lộc nói thêm.

TS.Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung chưa phát triển là vì đang không có một “nhạc trưởng”. Thứ hai, các địa phương trong Vùng vẫn còn tư duy quy hoạch theo các tỉnh và thứ ba là xuất phát điểm khu vực miền Trung thấp hơn xuất phát điểm tính bình quân của cả nước.

a

TS.Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng còn nhiều khó khăn để phát triển kinh tế của Vùng.

“Vì thế cho nên huy động vốn cũng khó, nguồn nhân lực khó, cơ sở hạ tầng khó hơn. Và cái thứ tư là vị trí địa lý của miền Trung chúng ta chưa tận dụng được là kinh tế biển, các khu du lịch. Chúng ta nhìn vào các trung tâm du lịch đầu tư vào miền Trung chiếm được bao nhiêu phần trăm từ du lịch mà mẹ thiên nhiên ban cho. Cuối cùng bản thân lãnh đạo của các tỉnh trong khu vực miền Trung cần phải có một góc nhìn năng động hơn nữa, tinh tế hơn nữa, hãy trở thành người yêu miền Trung nhất”, ông Kiên nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thanh viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia lưu ý cần có mối liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các địa phương không nên chỉ thực hiện một mình. Ở nhiều góc độ, các tỉnh, thành phải liên kết thật chặt, cùng nhau phát triển để đưa toàn Vùng đi lên.

Theo TS. Lực, các lĩnh vực kinh tế, du lịch, y tế, logictics, khoa học công nghệ,... các địa phương cần phải phối hợp với nhau để cùng triển khai, bổ trợ nhau, từ đó thu hút nguồn lực từ các địa phương khác. Và về vấn đề Trung tâm tài chính, cần sớm có một Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại Đà Nẵng, chứ không phải của Đà Nẵng.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, Thanh viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia lưu ý cần có mối liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa bền chặt.

“Chúng ta phải xác định việc phát triển là vấn đề chung, không phải của địa phương nào, thành phố nào cả”, ông Lực nói.

Còn ông Huỳnh Văn Hòa, Viện trưởng Viện nghiên cứu  phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng nhận định hiện tại các địa phương vẫn chưa có chiến lược để phát triển và sợi dây liên kết bền chặt. Cùng với đó, ông Hòa cũng cho rằng phải thừa nhận hầu hết các doanh nghiệp tại vùng đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ đến mức “không nhìn thấy được” nên rất khó cải thiện việc liên kết.

“Chúng ta chưa có được những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, đủ sức lan tỏa đến khu vực để có sự chi phối, điều tiết các hoạt động. Vì vậy, chúng ta thấy sự thiếu liên kết rất là rõ. Thời gian tới, để thúc đẩy sự liên kết thì các địa phương phải nỗ lực thu hút một nhà đầu tư triệu đô, lớn mạnh về chế biến, công nghiệp hỗ trợ,... để là đầu mối. Từ đó, các địa phương sẽ cùng bắt tay với nhau để dìu nhau cùng phát triển”, ông Hòa nói.

a

Ông Huỳnh Văn Hòa, Viện trưởng Viện nghiên cứu  phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng thông tin hầu hết các doanh nghiệp tại miền Trung vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ.

Ngoài ra, ông Hòa cũng kiến nghị các địa phương cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. Đồng thời, định hướng chuỗi giá trị, cung ứng sản phẩm để thu hút nhà đầu tư chiến lược. Đặc biệt, vị này cũng đề xuất hình thành các trung tâm logictics, trung tâm công nghệ hỗ tợ, khu phi thuế quan,... để tạo điểm nhấn hấp dẫn trong đầu tư.

Bà Võ Thị Thúy Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng việc đào tạo nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng để phát triển Vùng. Theo vị này, việc phát triển nguồn nhân lực tại miền Trung đang gặp nhiều khó khăn lớn, các địa phương lâm cảnh “vừa thừa vừa thiếu”.

“Chúng ta thiếu lao động có tay nghề, thiếu lao động chất lượng cao, chuyên gia, người có khả năng hoạch định chính sách, quản trị,... Thế nhưng, chúng ta lại thừa lao động không có kỹ năng nhất định. Cùng với đó, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang có hiện trạng lao động tại địa phương di chuyển sang địa phương khác, ngoại trừ Đà Nẵng là thành phố lớn”, bà Anh thông tin.

a

Bà Võ Thị Thúy Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng thông tin bối cánh xã hội tạo áp lực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Ngoài ra, vị này cũng cho rằng còn quá nhiều thách thức lớn để phát triển nguồn nhân lực, điển hình là vấn đề khoa học – công nghệ, công nghiệp 4.0,... đã có tác động rất lớn. Trong đó, bối cảnh đòi hỏi người lao động phải vừa có kỹ năng thích ứng nhanh chóng với sự biển đổi công nghệ nhưng cũng phải có kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

“Hiện nay nếu chúng ta sử dụng các mô hình,  phương pháp truyền thống sẽ không còn phù hợp, từ đó sẽ tạo ra áp lực lớn đối với các bên. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi trong tư duy phát triển nguồn nhân lực, trong đó thay đổi từ phát triển chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, nền kinh tế tri thức. Trong đó, chú trọng vào nguồn nhân lực chất lượng cao, ở đây là các cá nhân có khả năng đổi mới sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, tạo ra động lực mới cho sự phát triển. Hiện nay chúng ta rất thiếu”, bà Quỳnh Anh nói thêm.

Theo các chuyên gia, các địa phương cần có một góc nhìn chung là phát triển Vùng để hành động, không nên làm việc theo cách riêng lẻ. Vì vậy, sự liên kết chính là yếu tố then chốt để đưa Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đi lên, đón đầu các dự án kinh tế lớn trong tương lai.