>>Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nêu ý kiến tại phiên thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 7/1.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị). Ảnh: QH

Đại biểu Hà Sỹ Đồng nhất trí với sự cần thiết thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tại kỳ họp này. Góp ý về một số nội dung cụ thể. Hồ sơ Quy hoạch đề cập hai kịch bản tăng trưởng, với các mục tiêu tăng trưởng GDP cụ thể. Về vấn đề này, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho biết, nếu nhìn vào mục tiêu đến năm 2045 trở thành có nước có thu nhập cao thì cần chọn phương án tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng nếu nhìn lại những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến kinh tế xã hội thời gian qua, nếu chọn phương án tăng trưởng cao thì tính khả thi không cao. Đại biểu nhấn mạnh, quy hoạch nhất là quy hoạch tổng thể quốc gia cần hạn chế thấp nhất việc phải điều chỉnh, không nên đưa những con số quá cụ thể, bởi mục tiêu cao nhất vẫn là tổ chức không gian phát triển hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc.

“Nếu vẫn giữ các mục tiêu cụ thể, kịch bản tăng trưởng cao, cần làm rõ quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ đóng vai trò cụ thể như thế nào để tạo ra những đột phá, những động lực hay những trụ cột chính góp phần vào thực hiện mục tiêu đó”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nói.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng đồng tình với ý kiến Quy hoạch tổng thể quốc gia không nên quy định quá chi tiết mục tiêu cụ thể, mà chỉ nên khái quát giới hạn tối đa hoặc tối thiểu chỉ tiêu để các ngành và địa phương có căn cứ xây dựng chỉ tiêu tại quy hoạch cấp thấp hơn một cách phù hợp.

Đồng thời, cần xem xét trong quy hoạch những mục tiêu nào Nhà nước có thể đầu tư đảm bảo tính khả thi và đáp ứng các định hướng chiến lược cho đất nước, khi đó có thể đặt ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể mang tính pháp lý.

Bên cạnh đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng quan tâm đến liên kết vùng và rộng hơn là liên kết khu vực, trong đó có tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar là tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương và trong tương lai sẽ kết nối chặt chẽ hơn nữa với khu vực Vân Nam (Trung Quốc).

“Cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy hoạch phát triển theo hành lang kinh tế này, coi đó là một mắt xích chính yếu trong việc đón đầu xu hướng tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch COIVD-19”, đại biểu Hà Sỹ Đồng bày tỏ.

>>Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam

>>Trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng

đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, điều kiện tự nhiên của đất nước ta là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, năng lực cạnh tranh, làm cơ sở cho xây dựng quy hoạch chung của đất nước.

“Do đó, việc đánh giá thực trạng phát triển trên các lĩnh vực là rất cần thiết, đặc biệt là về hàng lang kinh tế, trục kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm để qua đó có cơ sở đưa ra định hướng triển khai cho thời gian tới”, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Vẫn theo đại biểu Phạm Văn Hòa, hiệu quả của việc phát triển các vùng, ngành, lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, tình trạng khai thác khoáng sản, tài nguyên dưới lòng đất, tác động lâu dài của các tài nguyên này ảnh hưởng ra sao khi đã khai thác triệt để, có ảnh hưởng đến môi trường thế nào, có tích lũy được tài nguyên cho các thế hệ sau hay không. 

Về phát triển vùng, liên kết vùng, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng cần đánh giá đầy đủ những bất cập chưa giải quyết được, để có định hướng toàn diện khắc phục. Theo đại biểu, liên kết vùng là vấn đề quan trọng, tuy nhiên đến nay liên kết còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn, triệt để hơn, căn cơ hơn để phát huy hiệu quả. 

Về kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị cần có đánh giá chuẩn xác hơn đến năm 2050 để đảm bảo diện tích rừng hiện hữu và trồng mới đạt được yêu cầu, bảo vệ an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả cao, tăng giá trị kinh tế của đất.