>>> Nam Định: Hướng kinh tế biển trở thành vùng kinh tế chủ lực phía Bắc

Từ xây dựng hạ tầng, nền tảng số

Theo tỉnh Nam Định: Việc xây dựng và phát triển hạ tầng, nền tảng số được xác định đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số. Vì vậy, thời gian qua, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng, nền tảng số và đã đạt được những kết quả nhất định.

Đến nay, 100% các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có hệ thống mạng nội bộ (LAN) và được kết nối internet cáp quang băng rộng; 95% máy tính của cán bộ, công chức được kết nối mạng internet tốc độ cao (trừ các máy tính liên quan đến dữ liệu mật). 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã được trang bị máy tính để làm việc.

Tỉnh đã chỉ đạo triển khai mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng với 371 điểm đảm bảo về kỹ thuật, an toàn thông tin phục vụ việc kết nối liên thông 4 cấp từ Trung ương đến tỉnh và đến tất cả các sở, ngành; UBND 10 huyện, thành phố và 226 xã, phường, thị trấn. 100% cơ quan quản lý Nhà nước 3 cấp của tỉnh sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh, đảm bảo phục vụ 100% các cuộc họp trực tuyến của tỉnh. 

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm mục tiêu tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm mục tiêu tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế - xã hội

Theo đó, Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) đảm bảo cài đặt và vận hành hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh đáp ứng yêu cầu triển khai xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, CĐS. Hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng của tỉnh (SOC) vận hành 14 giải pháp và được kết nối với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu và các hệ thống thông tin trong quá trình vận hành, kết nối, trao đổi. Trung tâm điều hành đô thị thông minh của tỉnh được xây dựng và đang trong giai đoạn hoạt động thí điểm một số dịch vụ đô thị thông minh.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung xây dựng các nền tảng sinh thái phục vụ chuyển đổi số như là Ứng dụng di động cho cán bộ công chức - App IOC Nam Định, ứng dụng di động công dân - App Smart Nam Định.

Xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc của cán bộ, công chức trên môi trường điện tử, thiết bị di động và phục vụ nhu cầu giao tiếp của người dân, doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước trên thiết bị di động gồm: Cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống thông tin báo cáo, phần mềm quản lý tài sản, quản lý cán bộ, công chức, thi đua, khen thưởng…).

 ...đến chuyển đổi số toàn diện

Theo lãnh đạo tỉnh Nam Định: Hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định có hơn 2.000 doanh nghiệp và hàng chục nghìn cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Hai năm qua do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều cơ sở, doanh nghiệp gặp khó khăn, song với sự hỗ trợ của các ngành chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào xúc tiến thương mại, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, bước đầu chuyển đổi số hoạt động sản xuất kinh doạnh nên đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. 

Cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chủ động tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử, sử dụng mô hình bán hàng đa kênh và tích cực cung cấp các dịch vụ hiện đại như: Đi chợ online, mua hàng qua ứng dụng, giao nhanh miễn phí... Nhiều doanh nghiệp lớn đã xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp để quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. 

Thực hiện chuyển đổi số là xu thế của thời đại. Việc thúc đẩy chuyển đổi số đã giúp tạo giá trị gia tăng cao đối với sản phẩm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế tại nhiều địa phương

Thực hiện chuyển đổi số là xu thế của thời đại. Việc thúc đẩy chuyển đổi số đã giúp tạo giá trị gia tăng cao đối với sản phẩm tạo đòn bẩy phát triển kinh tế tại nhiều địa phương

Đặc biệt, nhằm tăng cường hợp tác thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn, Nam Định đã tổ chức ngày hội Livestream với chủ đề “Tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về chương trình OCOP”. Chương trình với sự tham gia của 25 sản phẩm đến từ các xã, huyện trên địa bàn tỉnh. Livestream đã thu hút được đông đảo người xem và tương tác trực tuyến về các sản phẩm trên nền tảng facebook. Đại diện các chủ thể đã mang đến chương trình những sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương với mục đích, thông qua livestream trực tuyến, các sản phẩm nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ đến gần hơn với đông bảo mọi người trên cả nước, từng bước tạo nên tảng vững chắc để sản phẩm OCOP của địa phương có mặt trên thị trường trong cả nước

Mới đây, UBND tỉnh Nam Định và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh tỉnh Nam Định. Thỏa thuận hợp tác hướng đến mục tiêu Nam Định luôn nằm trong nhóm 20 tỉnh dẫn đầu của cả nước về chuyển đổi số và đến năm 2030, tỉnh cơ bản hoàn thành chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh.

Ở khía cạnh thúc đẩy phát triển kinh tế số, FPT sẽ hỗ trợ tỉnh phát triển các hệ thống nền tảng phổ cập, tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ thúc đẩy các doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận và thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời, Tập đoàn cũng sẽ xây dựng các giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế số ở một số ngành, lĩnh vực trọng tâm, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế số của tỉnh, như: Du lịch, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics,…

Theo Sở Thông tin và Truyền thông: Nam Định đặt mục tiêu 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số; 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử; trên 50% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử. Phấn đấu đến năm 2025, Nam Định thuộc nhóm 20 địa phương dẫn đầu toàn quốc về chỉ số đánh giá chuyển đổi số.

Mới đây, để tạo đà cho chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển ổn định, rộng khắp ở cả khâu quản lý, bán hàng và các thành phần kinh tế, UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế số.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu…(ảnh minh họa)

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu…(ảnh minh họa)

Theo ông Phạm Đình Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Đinh: Thời gian qua, tỉnh đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số. Hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Trong đó, hoàn thành việc kết nối Cổng dịch vụ công trực tuyến với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 và kết nối liên thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tỉnh đã ban hành, triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Rà soát, nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên cổng Dịch vụ công; tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Trong thời gian tới, Nam Định sẽ tập trung hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử để đảm bảo cơ sở vững chắc khi chuyển đổi sang chính quyền số; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số phải gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối phương thức làm việc phục vụ người dân, doanh nghiệp của chính quyền các cấp, cơ quan quản lý.

Hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định có hơn 2.000 doanh nghiệp và hàng chục nghìn cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định có hơn 2.000 doanh nghiệp và hàng chục nghìn cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

Cùng với đó, nghiên cứu thiết lập hệ thống tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên một địa chỉ Internet để lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở đều nắm được và trả lời nhanh nhất. Từ thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm mục tiêu tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong phát triển kinh tế - xã hội, để xây dựng Nam Định ngày càng văn minh, giàu, mạnh, mang lại giá trị hạnh phúc cho người dân và doanh nghiệp.