Quân Nga rút chạy

Quân Nga rút chạy khỏi Kherson.

>> Rút khỏi Kherson, Nga tính kế hoạch “ngủ đông”

Việc Nga rút quân khỏi phần lớn lãnh thổ Ukraine gây ra thách thức mới cho cả đôi bên, bởi vì động thái rút quân của Nga không cho thấy khả năng chiến sự Nga- Ukraine kết thúc. Ngược lại, nó giống như bước chạy đà cho căng thẳng leo thang.

Ngay khi quân Nga rời đi, Ukraine đã tiến thêm gần 10km, giải phóng 12 khu dân cư. Sở dĩ như vậy là vì Kiev không hoàn toàn yên tâm quân Nga rút đi mà không để lại thứ gì đó dưới mặt đất, trong nguồn nước.

Các nhà phân tích cho rằng việc Kherson bỗng dưng được giải phóng có khả năng gây ra những thách thức lớn cho cả người Nga khi họ rút lui khỏi khu vực, cũng như quân đội Ukraine khi họ cố gắng tái chiếm thành phố Kherson và khu vực xung quanh.

Toàn bộ quân đội Nga sẽ mất một khoảng thời gian để rút quân qua sông Dnepr và không rõ liệu các lực lượng Nga có thể tiến hành cuộc di chuyển an toàn trước sức ép của Ukraine hay không. Hơn nữa, đây không phải là động thái xuống thang có thỏa thuận để tạo ra “hành lang an toàn”.

Với việc đang cố gắng tái chiếm và giải phóng phần Kherson do Nga chiếm đóng, các lực lượng Ukraine cũng phải đối mặt với nguy hiểm. Nga đã phá hủy nhiều cây cầu và có khả năng đặt mìn để làm chậm và trì hoãn việc tiến quân của Ukraine.

Các phóng viên chiến trường Kherson cảm nhận được cuộc chiến vẫn rất “nóng”. Hàng trăm lính Nga thương vong ở quận Berislav, trong khi đó Nga đang đặt mìn và để dựng lên rào chắn phía sau lưng.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Mỹ) nhận định: “Cuộc phản công của Ukraine nhằm vào Kherson kể từ tháng 8, một chiến dịch ngăn chặn phối hợp nhằm buộc các lực lượng Nga rút quân qua sông Dnepr mà không cần đến các cuộc tấn công lớn trên bộ - có khả năng đã thành công”.

>> Chiến sự Nga - Ukraine: Nhiều "điểm nóng" bùng nổ

Đó là các cuộc tấn công vào các đơn vị, tài sản quân sự và hậu cần của Nga trên khắp khu vực Kherson, kể cả việc phải hủy hoại hạ tầng sẵn có để khiến bộ phận yểm trợ của Nga ở bờ Tây sông Dnepr không thể kết nối được mà không cần phải tiến hành các chiến dịch chiến tranh trực diện.

Ukraine sử dụng rất hiệu quả cách tấn công vào hậu cần Nga bằng tên lửa

Ukraine sử dụng rất hiệu quả cách tấn công bằng tên lửa vào hậu cần Nga

Trên thực tế, Ukraine đang thu được kết quả kể từ khi triển khai chiến lược này. Trong chiến dịch phản công giành lại gần 9.000 km2 lãnh thổ ở Đông Bắc hồi tháng 9, yếu tố then chốt là thông tin tình báo và vũ khí chính xác để tấn công tuyến tiếp tế và sở chỉ huy của lực lượng Nga, làm suy yếu khả năng kháng cự của đối phương.

Khi đối phương không thể nhận thêm nguồn lực tiếp tế về nhân lực và vật lực, lực lượng Ukraine bắt đầu siết chặt vòng vây buộc quân Nga phải rút chạy. Mưu kế này giúp binh sĩ Ukraine hạn chế thương vong, cũng như giúp một số thành phố tránh bị tàn phá nặng nề bởi vũ khí hạng nặng.

Sau đó, hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ viện trợ được sử dụng ở Kherson, quân Nga cầm cự hơn 1 tháng và rút đi, giúp Kiev đạt được hai mục tiêu vô cùng quan trọng: Lấy lại Kherson trước mùa đông và không phải lao vào chiến trường từng được dự báo “cối xay thịt”. Cần biết rằng, hầu hết lực lượng tinh nhuệ nhất của Nga tham chiến tại Ukraine được điều động đến Kherson.

Thắng lợi này có sức thuyết phục rất lớn để châu Âu nhanh chóng giải ngân thêm gói viện trợ. Về phần Mỹ, dù có thay đổi quyền lực của Tổng thống Biden thì phe đối lập không có quá nhiều lý do bày tỏ bi quan về tình hình Đông Âu.