Ông Phan Văn Hiếu cho rằng, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều người có thể dễ dàng rơi vào “ma trận” của những thương vụ bán – mua “ảo” nhưng hậu quả thiệt hại tài sản là có thật.

“Gạn đục khơi trong”

Bởi thực tế hiện nay, phần lớn sẽ không nắm rõ về thủ tục, quy định của pháp luật về đất đai, hợp đồng kinh tế… nên khi tiền đã trao nhưng tài sản là quyền sử dụng đất đai bị vướng vào kiện tụng, hoặc không đúng như mục đích người mua muốn hướng tới.

Chính vì vậy, với tâm niệm giúp khách hàng và đối tác của mình nắm vững pháp lý, từ việc trực tiếp tư vấn cho khách hàng, đối tác đặc biệt là những doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp nắm vững kiến thức, giảm tránh rủi ro khi giao dịch trên thương trường.

“Khi đi vào hoạt động, quan điểm của tôi là phải “gạn đục khơi trong” để hàng động. Nghĩa là làm sao hướng cho doanh nghiệp tới môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, công bằng để sinh lợi chứ không phải bất chấp bằng mọi giá để đem lợi nhuận về cho công ty. Điều đó cũng hướng tới giá trị phát triển bền vững, lâu dài. Nắm luật để thượng tôn pháp luật và để nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường theo quy định của pháp luật mới tạo dựng được giá trị cốt lõi cũng như thương hiệu của doanh nghiệp mình” – ông Phan Văn Hiếu chia sẻ.

Nâng tầm pháp lý với doanh nghiệp

Từ những thực tế hỗ trợ khách hàng, ông Phan Văn Hiếu luôn cố gắng hỗ trợ đại diện cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để góp phần đơn giản hoá cách hiểu, triển khai thi hành chính sách vào thực tế.

 Bởi ông Hiếu hiểu rằng, khi doanh nghiệp được tham gia đóng góp xây dựng văn bản pháp luật thì họ sẽ được chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động. Hay nói cách khác là từ kinh nghiệm thực tế mà doanh nghiệp, doanh nhân tích luỹ được trong quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ… họ vốn dĩ được tiếp xúc hàng ngày với các luật, nghị định, thông tư từ tất cả các ngành nghề có liên quan nên việc đúc kết cái nào hay, vấn đề gì dở cần loại bỏ.

Mặt khác, thực tế trong quá trình hội nhập, nhiều doanh nhân có mối quan hệ, tiếp xúc, giao dịch với các đối tác ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới nên họ sẽ so sánh được quy định của nước sở tại như thế nào, Việt Nam ban hành cơ chế chính sách ra sao… Từ đó, doanh nhân có cái nhìn khách quan, lĩnh hội được những cái tiến bộ của nước bạn để từ đó có thể đóng góp cho cơ quan chức năng soạn thảo, xây dựng văn bản được hoàn thiện, phù hợp với xu hướng của thế giới hơn.