Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên, ông Kim Jong-un

Nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên, ông Kim Jong-un

Nhưng điều đó cũng khuyến khích ông suy nghĩ lâu dài về việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và cải thiện vị trí của đất nước trên thế giới. Và điều này sẽ kéo theo cải cách kinh tế và tái định vị địa chính trị giữa các cường quốc và các quốc gia khác.

Câu chuyện của ông Kim

Xây dựng hệ thống vũ khí tối thượng và hành xử liều lĩnh, trong nhiều thập kỷ, Triều Tiên đã gây ra những cơn đau đầu lớn cho thế giới bên ngoài. Do hệ thống chính trị đặc thù, việc tìm hiểu nhà lãnh đạo tối cao của đất nước này mong muốn điều gì là một trong những nỗ lực quan trọng để có thể đối phó với Triều Tiên.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Kim Jong-un dường như là một trong những nhà lãnh đạo bí ẩn nhất thế giới hiện nay, nhưng nhìn sâu hơn vào hành động của ông cho thấy ông đang có một chiến lược hợp lý và mạch lạc. 

Có một sự đồng thuận tồn tại nhiều năm trong giới quan sát về động cơ đằng sau các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là các nhà lãnh đạo của nước này sợ sự tấn công của Mỹ và họ chỉ có thể cảm thấy an toàn khi họ có khả năng ngăn chặn nó.

Điều này có ý nghĩa, nhưng không giải thích được vì sao ông Kim tiến hành các chương trình vũ khí của mình với quy mô và tần suất khá dày đặc. Trên thực tế, ông Kim không cần nhiều vũ khí hạt nhân với tầm bắn xa để ngăn chặn một cuộc tấn công quân sự lớn từ Mỹ.

Do đó, giới quan sát cho rằng, việc xây dựng một chương trình quân sự vững mạnh cho Triều Tiên là một trong những cách để ông Kim Jong-un chứng minh với nội bộ chính quyền của mình rằng, ông là một nhà lãnh đạo có thực tài, chứ không chỉ bởi vì ông là con trai của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.

Hiện, ông Kim Jong-un là một trong những nguyên thủ quốc gia trẻ nhất thế giới. Để củng cố vị trí của mình, trong sáu năm đầu cầm quyền, từ năm 2012 đến 2017, ông Kim đã theo đuổi một chương trình lớn để phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Bên cạnh đó, giới cầm quyền tại Triều Tiên hầu hết đều lớn hơn một hoặc hai thế hệ so với ông Kim, do đó có mọi lý do để họ nghi ngờ năng lực của ông trong việc lãnh đạo một đất nước. Ngoại trừ em gái Kim Yo-jong, hai mươi tám thành viên khác của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên đều lớn tuổi hơn ông Kim từ hai mươi đến năm mươi sáu tuổi.

Các cuộc kiểm tra được ông thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt và quyết liệt hơn so với những cuộc kiểm tra dưới thời cha và ông nội - các nhà lãnh đạo trước đây của Triều Tiên. Và sau khi Triều Tiên đã có một hệ thống tên lửa đáng kinh ngạc cùng chương trình hạt nhân đáng gờm, ông Kim Jong-un đã chuyển hướng sang một con đường khác, đó là ngoại giao với các nước trên thế giới. 

Vào tháng 3/2018, ông đã khiến cả thế giới bất ngờ khi gửi Tổng thống Mỹ thư mời gặp mặt thông qua trung gian Hàn Quốc. Cuộc gặp của ông với Tổng thống Donald Trump đã đặt ông ngang hàng với nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước hùng mạnh nhất thế giới.

Trong lần xuất hiện công khai tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ tại Singapore vào tháng 6/2018, Tổng thống Trump đã đối xử với ông Kim bằng sự tôn trọng như một người đồng đẳng và liên tục ca ngợi nhà lãnh đạo Triều Tiên. Khi được các nhà báo hỏi về việc ông đã thấy điều gì khi gặp gỡ ông Kim, tổng thống Mỹ nói, "Ông ấy là một người đàn ông rất tài năng và yêu đất nước của mình rất nhiều".

Thời cơ của Mỹ

Trong năm qua, ông Kim Jong-un đã có hai dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp ngoại giao của mình bằng cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore

Trong năm qua, ông Kim Jong-un đã có hai dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp ngoại giao của mình, một là cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore

Có thể thấy, với một nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn cung cấp thực phẩm và nhiên liệu của Trung Quốc, ông Kim nhận ra ông không thể lãnh đạo đất nước lâu dài mà không thay đổi. 

Việc tập trung vào phát triển kinh tế và tái định vị địa chính trị không phải là một sự giả vờ. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Kim Jong-un đã chuẩn bị một số những cải cách mới, trong số đó, có việc dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Việc đặt nền kinh tế trên con đường tăng trưởng đòi hỏi nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài. Trung Quốc, với khả năng tài chính và Sáng kiến "Vành đai, Con đường" sẵn sàng nắm bắt cơ hội này, nhưng việc vươn tới Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ không chỉ để xóa bỏ các lệnh trừng phạt mà còn đặt Triều Tiên vào vị thế cân bằng khi nước này tiến lên cùng với sự phát triển kinh tế.

Để đối phó với một Triều Tiên đang thay đổi, Mỹ cần phải sửa đổi thái độ và hành động của mình với đất nước này. Washington không thể chính thức thừa nhận vị thế của Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, nhưng phải công nhận rằng việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn có thể mất nhiều thập kỷ để hiện thực hóa.

Các biện pháp trừng phạt và gây áp lực tối đa sẽ không thể buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân vì Trung Quốc có cả nhu cầu và khả năng giữ cho chế độ của Triều Tiên không bị sụp đổ.

Việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn của Triều Tiên vẫn là một khát vọng về lâu dài, nhưng đây sẽ là sản phẩm phụ của việc đàm phán không thành công, càng không phải là điều kiện để bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

và hai là Hội nghị Thượng đỉnh Liên triều vào tháng Tư với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in

Hai là Hội nghị Thượng đỉnh Liên triều với Tổng thống Hàn Quốc. Moon Jae-in

Alexander L. Vuving, giáo sư của Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương bình luận: "Bản chất của chính sách này là thường xuyên thực hiện các cuộc đàm phán và xây dựng lòng tin với Triều Tiên. Chính sách này cũng không nên đề xuất nới lỏng liên minh quân sự Mỹ-Hàn Quốc. Triều Tiên sẽ phải nhận ra rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Hàn Quốc là một lực lượng ổn định cho châu Á".

Về mặt kinh tế, việc nới lỏng các lệnh trừng phạt nên được tiến hành với việc giảm vũ khí của Triều Tiên. Tại một số thời điểm, các lệnh trừng phạt có thể được dỡ bỏ hoàn toàn mà không cần thiết phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Nhìn xa hơn, chính sách này thúc đẩy hội nhập kinh tế liên Triều như một trụ cột của hòa bình và an ninh trên bán đảo. Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Mỹ và Triều Tiên có thể bắt đầu đàm phán về quan hệ thương mại thông thường và thỏa thuận xây dựng một khung thương mại và đầu tư. 

Mặc dù Triều Tiên đã từng là một mối đe dọa với Mỹ nhưng đất nước này cũng không nên bỏ lỡ những cuộc đấu tranh khác lớn hơn ở châu Á, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.