p/Diễn biến tỷ giá USD/VND thời gian qua. Nguồn: NHNN

Diễn biến tỷ giá USD/VND thời gian qua. Nguồn: NHNN

>>> TS Cấn Văn Lực: Áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất vẫn là thách thức ở 2023

Theo bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền - Phụ trách Phân tích Nghiên cứu dành cho khách hàng cá nhân tại MSVN, kịch bản cơ sở được đặt ra là Trung Quốc có thể chuyển từ “Zero Covid” sang nới lỏng dần.

Kịch bản tốt hơn là việc Trung Quốc mở cửa trở lại toàn diện. Sự phục hồi nhu cầu du lịch nước ngoài và nội địa của Trung Quốc sẽ thúc đẩy xuất khẩu và du lịch, bù đắp một phần cho sự suy giảm của Mỹ và Châu Âu.

Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng có thể thúc đẩy dòng vốn FDI. Trung Quốc và Hồng Kông chiếm 17% tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2021. Do đó, sự thay đổi dòng vốn từ khu vực này rất đáng lưu tâm.

Bà Tuyền cũng phân tích với đồng Việt Nam mất giá kéo dài do FED nâng lãi suất và căng thẳng trên thị trường bất động sản có thể đẩy lạm phát cao hơn dự kiến (và buộc NHNN phải tăng lãi suất hơn) và gây thêm căng thẳng cho dự trữ ngoại hối.

Mặc dù hiện tại NHNN đã mua vào ngoại tệ như một dịp củng cố dự trữ ngoại hối và hơn thế, bắn tín hiệu tỷ giá ổn định, song dự trữ ngoại hối đã giảm khoảng 26% từ mức cao nhất xuống còn khoảng 80 tỷ USD theo ước tính của MSVN. Dự trữ ngoại hối đã giảm xuống dưới ngưỡng bình quân là 3 tháng nhập khẩu, mặc dù dự trữ vẫn thoải mái để trả nợ nước ngoài ngắn hạn.

Trong khi đó, sự giảm giá của đồng Việt Nam sẽ làm tăng chi phí nợ nước ngoài. Nợ nước ngoài lên tới 140 tỷ USD (39% GDP) vào cuối năm 2021, trong đó 45,5 tỷ USD là nợ công và 95,5 tỷ USD của nhóm tư nhân. Nợ công không gây lo ngại đáng kể do 98% nợ nước ngoài của chính phủ từ nguồn ODA và các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp.

“Chỉ có 2% nợ nước ngoài thuộc về các chủ nợ tư nhân. Chi phí trả nợ tư nhân tăng sẽ làm tăng thêm thách thức cho các doanh nghiệp trong bối cảnh suy thoái rộng hơn và những thách thức về thanh khoản trong nước”, bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền lưu ý.