>> Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi

Tại “Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, ngành nông nghiệp luôn xác định phải chủ động “thay đổi thể chế để khơi thông nguồn lực”, phải phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương, Bộ chỉ giữ vai trò xây dựng chiến lược, thể chế, quy hoạch, kiểm tra và hỗ trợ lan toả những mô hình mới, hiệu quả từ thực tiễn ở các địa phương. Đó là, nâng cao kỹ năng quản trị, giải quyết hài hoà mối quan hệ “Nhà nước - Thị trường - Xã hội”, tăng cường hợp tác công - tư trong các chương trình, dự án đầu tư.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, ngành nông nghiệp luôn xác định phải chủ động “thay đổi thể chế để khơi thông nguồn lực”

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định, ngành nông nghiệp luôn xác định phải chủ động “thay đổi thể chế để khơi thông nguồn lực”.

Mở rộng không gian phát triển

Khẳng định những thành tích của ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2021, ngoài nỗ lực của toàn Ngành, còn có sự quan tâm, định hướng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, sự hỗ trợ, động viên, đồng hành của tất cả các địa phương trong cả nước.

“Chúng ta có thể tự hào rằng, trong thách thức, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn đạt những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng toàn Ngành đạt 2,58%. Xuất khẩu nông sản đạt 48,6 tỷ đô-la, vượt xa mục tiêu được Chính phủ giao”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Theo đó, lương thực, thực phẩm thiết yếu vẫn cung ứng kịp thời đến hàng chục triệu người dân tại các đô thị, trung tâm công nghiệp trong bối cảnh giãn cách xã hội. Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số,… đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và lan toả, làm thay đổi tích cực cách thức tiếp cận nông nghiệp truyền thống. Một nền nông nghiệp sinh thái theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII dần được định hình và hiện thực hoá.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu tiên lập kỷ lục, đạt 48,6 tỷ USD, do đó, năm 2022, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng 2,8 - 2,9%, tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 49 tỷ USD.

Cũng theo Tư lệnh ngành nông nghiệp, trong năm 2021, chúng ta đã vượt qua những nỗi đắn đo, mạnh mẽ tìm kiếm những điều mới hơn, mô hình mới hơn, cách tiếp cận mới hơn.

“Chúng ta cùng nhau mở rộng không gian phát triển, chuyển từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”, chuyển từ “tư duy quản lý” sang “tư duy hỗ trợ, kiến tạo” như Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đồng thời, huy động nguồn lực, kết nối các sáng kiến từ xã hội, qua nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hướng đến kích hoạt cơ chế hợp tác công tư, xã hội hoá để bổ sung nguồn lực phát triển. Thành tích của Ngành là kết quả của sự đồng hành của cả xã hội, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp và hàng chục triệu nông dân.

>> Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi

>> Xuất khẩu ngành nông nghiệp: Tạo đà bứt phá

Không được tự bằng lòng

Tuy nhiên, Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng khẳng định không được tự bằng lòng, khi những điều khó khăn, khó lường vẫn còn phía trước.

Nông nghiệp được xem là ngành luôn đương đầu với nhiều rủi ro, thách thức. Trong bối cảnh một thế giới đầy biến động, bất định, phức tạp và có phần mơ hồ, mà đại dịch Covid-19 là một minh chứng, nông nghiệp lại đứng trước nhiều thách thức mới: biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, biến động thị trường và những rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, biến chuyển xu thế tiêu dùng và cách tiếp cận nền nông nghiệp xanh, minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022”

Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022” có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

“Ngay thời điểm chúng ta tổ chức Hội nghị Tổng kết hôm nay, nông sản vẫn ùn ứ ở các cửa khẩu. Thực trạng này cho thấy, chúng ta không được tự bằng lòng với thành tích xuất khẩu. Còn rất nhiều việc phải làm, làm đúng và làm ngay để xuất khẩu nông sản ngày thêm bền vững”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Bộ Trưởng yêu cầu phải chuẩn hoá vùng nguyên liệu, tổ chức lại chuỗi cung ứng từ hợp tác xã đến doanh nghiệp, thông suốt liên kết tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nông sản.

“Chúng ta phải có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn” Bộ trưởng nói, đồng thời nhận định phải tăng tỷ trọng nông sản được sơ chế, bảo quản, chế biến, vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, vừa hạn chế rủi ro thị trường, khi chỉ bán nguyên liệu thô.

Bộ trưởng yêu cầu phải xác định đúng vai trò của Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp trong dẫn dắt thị trường và tạo dựng chuỗi giá trị trong từng chuỗi ngành hàng. Hơn hết, tiềm năng còn rất lớn của thị trường nội địa với dân số đang tiến tới 100 triệu, đặt ra yêu cầu cấp thiết về tính hệ thống, chính quy, chuyên nghiệp cho ngành nông nghiệp, công thương.

Bên cạnh đó, tình trạng khuyến nông cơ sở ở một số địa phương bị đứt gãy. Những điều chỉnh, thay đổi về mô hình tổ chức các trung tâm, chi cục ở cấp tỉnh, huyện và cơ sở cần được đánh giá đúng mực và tổ chức lại một cách nhất quán, phù hợp với tư duy mới, bối cảnh mới và điều kiện đặc thù từng địa phương.

Cơn sốt biến động giá nguyên liệu, vật tư đầu vào ngành nông nghiệp từ trồng trọt cho đến chăn nuôi, thủy sản, lâm sản, gây nhiều xáo trộn, bấp bênh, do phần lớn còn lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ bên ngoài.

“Điều đó cho thấy cần phải quan tâm đến chi phí sản xuất của người nông dân và giá trị gia tăng của chuỗi ngành hàng, bằng cách tiến đến sử dụng một phần nguyên liệu nội địa, nguyên liệu thay thế phù hợp, hiệu quả. Các viện nghiên cứu khoa học cùng với các doanh nghiệp cần tham gia vào nhiệm vụ này”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Cùng với đó, thẻ vàng IUU trong lĩnh vực thuỷ sản vẫn còn đó cho thấy còn nhiều việc phải làm, mọi ngành hàng phải được tổ chức lại và quản lý theo chuẩn mực quốc tế. Lời nguyền một nền nông nghiệp “manh mún, nhỏ lẽ, tự phát” nếu không tìm được lời giải thoả đáng, thì không thể hướng đến sự phát triển bền vững.