>>> Doanh nhân mới với cảm hứng mới

Vượt khó đi lên

Sinh ra và lớn lên tại xã thuần nông ngành nghề phụ chậm phát triển. Trong đó tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động thường xuyên đi làm ăn xa lên tới 65%.. Trước thực tế này chị Vũ Thị Nhung hội viên Hội phụ nữ xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường luôn băn khoăn, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình và những phụ nữ trong hội. Dựa trên tiềm năng sẵn có của địa phương. Với nghề may có sẵn trong tay, chị mạnh dạn đầu tư phát triển cơ sở sản xuất và đến nay là Công ty TNHH Minh Nhung.

Được biết, Xuân Phú là xã thuần nông, chính quyền địa phương và các cấp Hội Phụ nữ đã nhiều lần tìm kiếm, đưa các chương trình dự án dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn; phối hợp với một số công ty trên địa bàn tỉnh tư vấn, giới thiệu việc làm nhưng bài toán về lao động, việc làm tại địa phương vẫn còn nan giải. 

Sản xuất màn tại Công ty TNHH Minh Nhung

Sản xuất màn tại Công ty TNHH Minh Nhung

Theo chị Vũ Thị Nhung: Từ nghề may đang làm, tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển Công ty TNHH Minh Nhung chuyên ngành may mặc, quần áo, khăn, màn, sau này phát triển thêm nghề đan cói các mặt hàng thủ công xuất khẩu. Đến nay, Công ty TNHH Minh Nhung đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hơn 100 công nhân may trong xã, hơn 1.500 nhân công đan ró cói tại nhiều xã trong, ngoài huyện.

Chia sẻ về sự thành công này chị Nhung cho biết: Để có được thành công hôm nay, chị đã trải qua những năm tháng rất khó khăn. Vợ chồng chị đều xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, đông anh chị em. Ban đầu, hai vợ chồng đi làm ruộng khoán cho hợp tác xã nhưng không đủ ăn. Chị phải học thêm nghề may rồi đi làm thuê, đồng thời vay mượn để chồng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc. Khi đã có ít vốn để dành, chị tham khảo nhiều nơi, nhận thấy ngành nghề may mặc phát triển, tháng 3/2004, anh chị quyết định đầu tư và thành lập Công ty TNHH Minh Nhung chuyên ngành may mặc, quần áo, khăn, màn… và cũng là doanh nghiệp may tư nhân đầu tiên trên địa bàn xã.

Thời gian đầu khá vất vả, gian truân, vợ chồng chị làm việc thâu đêm suốt sáng, vừa là thợ chính, vừa bốc vác hàng, vừa là kế toán, thủ kho, thủ quỹ; nhân công chỉ thuê 15-20 người may. Sau một năm thành lập, lãi suất còn rất thấp, chỉ đủ tiền trả chi phí nguyên liệu, nhân công và chưa có lãi do nhập nguyên liệu giá cao, máy móc lạc hậu, chi phí sửa chữa nhiều.

Thời gian đó, nhiều chị em muốn xin vào làm vì điều kiện con cái còn nhỏ, không đi làm ăn xa được, nhưng số lượng máy móc trong Công ty không đủ. Vợ chồng chị quyết định vay mượn anh em, họ hàng đầu tư thêm 20 máy khâu, máy phát nổ, xe ô tô vận chuyển hàng. Khó khăn được khắc phục dần, lãi suất tăng lên, tạo thêm việc làm cho khoảng 50 chị em.

Bằng nghị lực của bản thân, sự kiên trì, không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và ý chí sáng tạo trong lao động sản xuất, chị đã thực hiện được ước mơ của mình: làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ địa phương.

Bằng nghị lực của bản thân, sự kiên trì, không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và ý chí sáng tạo trong lao động sản xuất, chị đã thực hiện được ước mơ của mình: làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ địa phương (ảnh báo Nam Định)

Từ năm 2010, ngành may mặc vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt, cho thu nhập ổn định, cùng với số tiền đã gây dựng được vợ chồng chị vay thêm ngân hàng đầu tư xây nhà xưởng rộng hơn, mua thêm 100 máy khâu.

Công ty đến nay đã tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho  hơn 100 chị em trong xã, trung bình mỗi năm gia công 1,5 triệu sản phẩm cho Công ty May 10. Bằng nghị lực của bản thân, sự kiên trì, không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và ý chí sáng tạo trong lao động sản xuất, chị đã thực hiện được ước mơ của mình: làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ địa phương.

Tìm hướng đi mới...

Để tìm hướng phát triển cho doanh nghiệp khi tham gia CLB “Nữ doanh nhân” của huyện, được tuyên truyền về Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, chị Nhung lại nung nấu ý định tiếp tục phát triển doanh nghiệp sang các lĩnh vực khác. Trong một lần đi giao lưu cùng bạn hàng, chị thấy huyện bạn có nghề đan cói rất phát triển, chị em trong độ tuổi lao động, người già, trẻ nhỏ đều có thể tham gia, công việc không quá vất vả, chỉ cần tỉ mỉ, cần cù thì sẽ cho thu nhập không kém gì các ngành nghề khác.

Qua tìm hiểu, chị được biết thị trường đầu ra của sản phẩm rất rộng lớn, chủ yếu xuất khẩu đi các nước trên thế giới làm hàng thủ công mỹ nghệ. Không chần chừ, do dự, chị quyết định đưa người sang học nghề đan cói với mong muốn phát triển rộng rãi trong toàn huyện. Ban đầu, chị cử 5 chị sang học nghề cho đến khi thuần thục, chọn xã Xuân Phong là nơi đầu tiên thử nghiệm do nhân dân trong xã có truyền thống nhiều năm đan chiếu, manh cói.

Được cấp ủy, chính quyền xã cho phép, chị cùng đồng chí Chủ tịch Hội Phụ nữ xã mở lớp dạy nghề cho chị em tại nhà văn hóa các xóm. Khi chị em đã học lành nghề, chị tìm mối mua nguyên liệu giá rẻ hơn ở các tỉnh lân cận, chuyển trực tiếp về cho chị em và đảm nhận bao tiêu sản phẩm.

Vạn sự khởi đầu nan, sau một năm đầu chưa có kinh nghiệm, sản phẩm làm ra còn nhiều lỗi, bị trả lại, lãi suất mang lại chưa cao, có khi còn phải bù lỗ, chị cùng các chị em kiên trì sửa sai, nghiên cứu tìm ra cách đan đẹp nhất, tiếp tục duy trì nghề. Trời không phụ lòng người, sản phẩm của các chị sau đó được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã. Nhờ đó, phong trào đan ró cói của xã Xuân Phong ngày càng phát triển, thành lập được mô hình “Tổ phụ nữ liên kết đan ró cói xuất khẩu”, cho thu nhập 200 -250 nghìn đồng/người/ngày.

Công ty đến nay đã tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định chop/hơn 100 chị em trong xã, trung bình mỗi năm gia công 1,5 triệu sản phẩm cho Công ty May 10

Công ty đến nay đã tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho hơn 100 chị em trong xã, trung bình mỗi năm gia công 1,5 triệu sản phẩm cho Công ty May 10

Từ xã Xuân Phong, năm 2018, khi đã có đủ kinh nghiệm, chị quyết định mở rộng thị trường ra toàn huyện. Xã nào đăng ký học, chị mở thêm các lớp dạy nghề, phân công người về tận nơi cầm tay chỉ việc. Đến nay, chị đã mở rộng nghề ra các xã, thị trấn: Xuân Phú, Xuân Bắc, Xuân Tân, Xuân Trường, Xuân Hồng… Tiếng lành đồn xa, cấp ủy chính quyền một số xã trong huyện đã đến tham quan mô hình với mong muốn đưa về xã mình, chị em ở huyện bạn cũng lên tận nơi học nghề như: Giao Tân, Giao Tiến. Nhờ đó, doanh nghiệp có nguồn cung ổn định với hàng nghìn nhân công tham gia sản xuất thường xuyên.

Theo lãnh đạo UBND huyện Xuân Trường, với việc chủ động phát triển kinh tế doanh nghiệp, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, Công ty TNHH Minh Nhung là một trong những đơn vị làm kinh tế giỏi, mở ra hướng đi mới cho sự phát triển các ngành nghề phụ tại địa phương, là lời giải cho bài toán về lao động việc làm từ lâu là nỗi trăn trở của các cấp chính quyền xã huyện Xuân Trường, góp phần xây dựng quê hương Nam Định ngày càng giàu đẹp, văn minh.