Sinh viên tham gia nghiên cứu tại mô hình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.p/Ảnh: HVNN

Sinh viên tham gia nghiên cứu tại mô hình sản xuất khoai tây giống sạch bệnh bằng công nghệ khí canh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: HVNN

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng các hoạt động của VCCI trong năm 2023 cần được tập trung vào 5 nội dung:

Thứ nhất, tập trung vào những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa và chương trình phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Trong năm 2023, VCCI cần có những chương trình hoạt động sát sao hơn các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các thị trường mới như Nam Mỹ và châu Phi.

Thứ hai, năm 2023 cần tập trung cho chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. Hiện nay, tình trạng người lao động đang hết sức phức tạp. Tại một số ngành nghề sử dụng nhiều lao động và thâm hụt lao động, sự thay đổi đang khá nhức nhối. Do đó, vấn đề đào tạo nghề và truyền thông cho người lao động là đặc biệt quan trọng.

Thực tế, trước tết có hai doanh nghiệp ngành dệt may, một doanh nghiệp do thiếu đơn hàng nên cắt giảm 1.200 lao động, một doanh nghiệp lại cần tuyển dụng thêm hàng nghìn lao động. Họ cử cán bộ nhân sự đến tận các khu nhà trọ của công nhân mất việc để tuyển dụng, nhưng lại không thể tuyển được lao động.

Đây là câu hỏi chúng ta cần phải đặt ra. Tại sao người lao động mất việc lại không muốn quay lại với ngành nghề mà mình đã gắn bó? Mà họ chờ đợi để lấy bảo hiểm thất nghiệp và lãnh bảo hiểm xã hội một lần?

Do đó, cần phải truyền thông chính xác và rõ ràng đến người lao động. Đồng thời, cần tập trung vào công tác đào tạo nghề cũng như ý thức của người lao động. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải phát triển nhiều hơn nữa các trường nghề và chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề phải thấp hoặc miễn phí.

Đối với các trường nghề cũng phải tập trung vào các chuyên ngành trong thời kỳ mới này chưa có, như ngành kinh tế số, những ngành nghề mà giúp người lao động hiểu được hoạt động của doanh nghiệp mình giảm thiểu phát thải khí nhà kính, để thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 là đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đặc biệt là một số ngành nghề hiện nay chưa có trường nào đào tạo, đó là công nghệ xử lý rác, công nghệ tái chế…

Với việc đào tạo lao động có tay nghề, chúng ta sẽ thoát được bẫy thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Do đó, chúng ta cần phải lưu ý ngoài việc phát triển công nghệ và sản phẩm thì cần phải đào tạo nghề và phát triển nguồn lực.

Thứ ba, cần phát triển những hiệp hội quốc gia mới liên quan đến các hoạt động kinh tế hiện nay như: Hiệp hội môi trường đô thị, Hiệp hội tái chế… Đồng thời cần phải đưa các hiệp hội này vào trong các hoạt động của VCCI.

Thứ tư, cần đẩy mạnh hỗ trợ về chính sách cho các doanh nghiệp đang xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước cũng như người lao động Việt Nam và không có doanh nghiệp FDI tham gia như: cà phê, trái cây, gạo, cá tra…

Đây là những sản phẩm truyền thống mang lại nhiều tỷ đô cho xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, cần phải có những chế độ, chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp này để trong năm 2023 họ không phải chịu tác động từ đơn hàng.

Thứ năm, cần phải xây dựng truyền thông thật lớn, thật rõ ràng cho các doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn. Bởi hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp còn chưa hiều gì về nền kinh tế tuần hoàn.