>>> Quảng Ninh: Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường
>>> Kinh tế đêm Quảng Ninh chưa thể sáng vì COVID -19

Tăng thu nhập cho người dân vùng khó khăn

Cụ thể, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND về phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. 

Đồng bào DTTS huyện Bình Liêu làm việc tại HTX Hoa Bình Liêu.

Mô hình kinh tế tại HTX Hoa Bình Liêu -  huyện Bình Liêu 

Theo đó, trong 5 năm, ngân sách nhà nước các cấp dành khoảng 4.000 tỷ đồng (tương đương 3% tổng chi ngân sách địa phương) để thực hiện chương trình. Riêng năm 2021, HĐND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí 200 tỷ đồng chi cho các dự án hỗ trợ dđầu tư hạ tầng thiết yếu và ủy thác cho vay ngân hàng Chính sách xã hội tạo sinh kế cho đồng bào.

Ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Quảng Ninh xác định, phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đầu tàu dẫn dắt xuyên suốt trong quá trình triển khai các giải pháp, chương trình phát triển. Tuy nhiên, có những vấn đề phải giải quyết ngay, đó là khâu đột phá về phát triển, hoàn thiện kết cấu kinh tế - xã hội. Trước mắt, trong kế hoạch 2022, Ban Dân tộc đang đề xuất xây dựng tập trung xác định các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội tập trung cho 3 địa phương miền núi là Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà”.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh hiện có 67 xã, thị trấn/177 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh; đồng bào dân tộc thiểu số có 162.531 người, chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh nhưng cư trú trên 85% diện tích của tỉnh.

>>> Quảng Ninh: Chú trọng đầu tư xây dựng hậu cần nghề cá

>>> Quảng Ninh: Cảnh báo ô nhiễm môi trường vùng nuôi Hàu ở Vân Đồn

Nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền

Trước đó, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Đề án 196 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 135). Tổng nguồn vốn huy động được từ các nguồn lực xã hội theo đề án này là gần 1.800 tỷ đồng, mức bố trí vốn bình quân đối với 1 xã đặc biệt khó khăn/năm cao hơn khoảng 7 lần so với định mức Trung ương bố trí. Nhờ đó, Quảng Ninh đã cơ bản tạo sự thay đổi, chuyển biến rõ rệt về diện mạo, đầu tư hạ tầng nông thôn, miền núi, biên giới và địa bàn đặc biệt khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2030, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của Quảng Ninh có hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại

Phấn đấu đến năm 2030, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của Quảng Ninh có hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại

Những mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Gần 500 hộ chủ động đăng ký lộ trình, phấn đấu thoát nghèo, tự nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Theo lãnh đạo sở Lao đông thương binh xã hội tỉnh Quảng Ninh: Từ năm 2016 đến nay có 144.500 lao động người dân tốc thiểu số (DTTS)  được giải quyết việc làm; trong đó có khoảng 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Các hoạt động tư vấn, kết nối tìm kiếm việc làm được duy trì, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động người DTTS. Đến năm 2020, trên 60% người DTTS trong độ tuổi lao động được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.

Nhờ triển khai đồng bộ các công tác trên, nguồn nhân lực các DTTS của tỉnh có bước phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo vùng DTTS, miền núi của tỉnh. Thu nhập bình quân khu vực này đạt gần 33 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,36%. An sinh xã hội được đảm bảo, tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

Đến hết năm 2019, 100% các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được công nhận đạt tiêu chí hoàn thành Chương trình 135 trước 1 năm so với lộ trình đề ra. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản so với các vùng miền khác vẫn còn khá lớn. Thu nhập bình quân đầu người tại các xã mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn cuối năm 2020 chỉ đạt 32,62 triệu đồng/người/năm, thấp hơn 2 lần so với thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh.

Tỷ lệ hộ nghèo tại vùng dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo còn cao so với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và mặt bằng chung của tỉnh. Trong số 833 hộ nghèo còn lại của tỉnh đến cuối năm 2020 thì có đến 555 hộ nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo (chiếm 66,63%). Riêng tỷ lệ hộ nghèo tại các xã mới đạt tiêu chí ra khỏi diện đặc biệt khó khăn cuối năm 2020 là 1,45% (cao gấp hơn 6 lần tỷ lệ hộ nghèo chung cả tỉnh là 0,23%).

Theo thông tin Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh, hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh nhưng cư trú rải rác ở trên 85% diện tích của tỉnh, và đều là những khu vực có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh, biên giới quốc gia. Với nguồn kinh phí 4.000 tỷ đồng từ ngân sách, kết hợp với các nguồn lực huy động hợp pháp khác, Quảng Ninh đặt mục tiêu từ nay đến hết năm 2025, sẽ nâng mức thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020.

Đến hết năm 2022, Quảng Ninh không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới, 100% số xã thuộc khu vực này đạt chuẩn nông thôn mới… Sẽ có hơn 162.000 người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; các  doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức đầu tư trên địa bàn được hưởng các chính sách hỗ trợ.

Trước đó, Nghị quyết số 06 - NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 đã đặt mục tiêu Quảng Ninh phải Tăng thu nhập bình quân gấp 2 lần cho người dân vùng khó khăn. Đây là nghị quyết chuyên đề “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Quảng Ninh vừa mới được ban hành.

Người dân tộc Dao ở Bình Liêu thu hoạch quả hồi.

Mô hình kinh tế từ quả Hồi của người dân tộc Dao -  Bình Liêu - Quảng Ninh

Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới. Trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số có bảo hiểm y tế. 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình, nghe đài phát thanh Quốc gia và tỉnh Quảng Ninh; trên 95% người dân được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (trong đó phấn đấu hết năm 2021, xóa "vùng lõm" sóng điện thoại di động ở các khu vực có dân cư sinh sống thuộc địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo…

Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn.

Đến năm 2030, các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của Quảng Ninh có hệ thống kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, kết nối thuận lợi với các vùng phát triển của tỉnh; 100% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tối thiểu bằng 1/2 thu nhập bình quân chung của tỉnh; duy trì giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình 1,5%/năm.