Tiếp cận tín dụng và huy động vốn vẫn làbài toán khó 

>>> Cần gói tín dụng riêng cho nhà ở giá rẻ

Nhận định về khó khăn của các doanh nghiệp SMEs trong ba năm qua, ông Mohammad Mudasser - lãnh đạo Dịch vụ tư vấn quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam đã chia sẻ: các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ba năm qua bị ảnh hưởng diễn biến cung cầu và tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Căng thẳng Nga- Ukraine ngoài tác động đến giá dầu cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu như Việt Nam.

Bên cạnh tỷ lệ giải thể, ngừng hoạt động vẫn ở mức cao hay như tình trạng thiếu lao động cục bộ ở một số ngành, địa phương, việc tiếp cận tín dụng và huy động vốn sản xuất kinh doanh vẫn là một trong những khó khăn lớn của các doanh nghiệp được đại diện từ PwC chỉ ra. Nhất là khi ở năm 2023, lãi vay ngân hàng không giảm xuống như thời dịch COVID-19.

Ông Mohammad Mudasser, lãnh đạo dịch vụ tư vấn quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam

Ông Mohammad Mudasser, lãnh đạo dịch vụ tư vấn quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam

Trong hai năm vừa qua do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi kinh tế vĩ mô và nhu cầu của khách hàng không còn quá lớn, vì vậy các công ty bất động sản gặp đang khó khăn trong duy trì thanh khoản.

 Bên cạnh đó, trái phiếu không thanh toán được ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Việc huy động từ các nguồn vốn khác trong và ngoài nước ngoài ngân hàng là điều doanh nghiệp có thể cân nhắc.

Tuy nhiên, đại diện từ PwC cũng nhấn mạnh doanh nghiệp cũng cần lưu ý xem xét lại nguồn vốn nếu chi phí sử dụng vốn, chi phí lãi vay vượt hiệu suất đầu tư.

>>> Doanh nghiệp "khát" vốn, trông nới thêm hạn mức tín dụng

Cũng theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch SBLaw: Có một thực tế hiện nay, khi thời gian qua doanh nghiệp bất động sản huy động tiền nhiều từ trái phiếu và giờ đang chịu áp lực đáo hạn nợ, bảo vệ uy tín. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này rất khó phát hành trái phiếu mới, trong khi nhà đầu tư lại mong đáo hạn trái phiếu trước hạn để thu tiền về.

Chính vì vậy, “trong tình thế này, một số doanh nghiệp bất động sản đã phải trả trước tiền trái phiếu cho nhà đầu tư bằng cách hoán đổi căn hộ. Nhưng sau đó nhận thấy trả căn hộ cho trái chủ cũng làm dòng tiền mặt bị ảnh hưởng nên họ dừng chương trình này và gây mất niềm tin cho nhà đầu tư”, thực tế trên thị trường bất động sản được luật sư Nguyễn Thanh Hà chỉ ra.

Rủi ro lớn nhất là thiếu tín dụng

Năm 2023, theo ông Mohammad Mudasser thì doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó rủi ro lớn nhất là thiếu tín dụng.

Tín

Cần rõ ràng hơn về những gì các ngân hàng thực sự nên làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 

Ông nhận định: “Chúng ta thường bàn luận về nguồn vốn từ trái phiếu, nhưng có 90% các công ty ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí không sử dụng chúng. Họ có thể tham gia vay từ khu vực phi chính thức với lãi suất rất cao. Vì vậy, tôi cho rằng sự tồn tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự phát triển của nhóm này ở một khía cạnh nào đó là trách nhiệm của Chính phủ”.

>>> Vốn tín dụng chỉ là một kênh để phát triển thị trường bất động sản

Một trong những việc nên làm hiệu quả hơn theo ông Mohammad Mudasser là chuyển hướng để đa dạng hóa hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến nay, kể cả so với Hàn Quốc, Nhật Bản, không có thị trường nào khác có tiềm năng thực sự thay đổi những gì Việt Nam đang sản xuất. Vì vậy, Chính phủ, các Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương nên hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và nhỏ này trong việc đánh giá thị trường, bởi vì họ sẽ không thể tự mình đi đến thị trường mới.

Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam cũng nhấn mạnh vấn đề bảo vệ dữ liệu và nền kinh tế kỹ thuật số nên được chú trọng hơn, bởi vì có rất nhiều thông tư đề cập đến điều này, nhưng không có loại tài liệu hướng dẫn tổng thể nào về khía cạnh đó. "Ngoài ra, cần rõ ràng hơn về những gì các ngân hàng thực sự nên làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này về mặt nhận tín dụng, từ góc độ pháp lý", ông cho biết.