>>> VinFast mở mới 4 cửa hàng tại California

10 giao dịch vốn quốc tế đến cuối tháng 10/2022 đã ghi nhận 1.915 tỷ USD được các doanh nghiệp huy động.

 IFC vừa tiếp tục dành cho VIB 150 triệu USD kỳ hạn 5 năm. (Đại diện VIB và IFC tại lễ công bố khoản vay. Ảnh: VIB)

IFC vừa tiếp tục dành cho VIB 150 triệu USD kỳ hạn 5 năm. (Đại diện VIB và IFC tại lễ công bố khoản vay. Ảnh: VIB)

Đua huy động vốn ngoại

Ngày càng nhiều doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế để bù đắp sự hạn hẹp của các kênh vốn trong nước.

Không khó để nhận ra đó là giao dịch huy động vốn của những doanh nghiệp tên tuổi trong nền kinh tế như Masan, VinFast, Novaland, Lộc Trời và nhóm tài chính- ngân hàng như VPBank, SeABank, hay các Công ty chứng khoán VNDirect, VCSC, Công ty cho vay cầm đồ F88…

Bên cạnh đó, hàng loạt khoản tài trợ đã và đang tiếp tục được các định chế giải ngân theo dạng tài trợ thường xuyên hoặc tài trợ trực tiếp, như IFC tiếp tục dành cho VIB 150 triệu USD kỳ hạn 5 năm. Trong đó, ngân hàng này sẽ dành hơn 45 triệu USD (1.100 tỷ đồng) để tài trợ cho các khoản mua nhà.

Ông Allen Forlemu- Giám đốc IFC phụ trách Khối Các định chế tài chính khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết mục tiêu tài trợ là “khi nhu cầu về nhà ở vừa túi tiền gia tăng sẽ thúc đẩy mở rộng nguồn cung của phân khúc này, tạo thêm nhiều việc làm và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”.

Đây là khoản cho vay rất đáng được chú ý trong bối cảnh mà hầu hết các ngân hàng đều kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay mua nhà, và tài trợ nhà ở vừa túi tiền - dù thuộc phân khúc được NHNN không liệt vào danh sách hạn chế tín dụng vì tiềm ẩn rủi ro như phân khúc cao cấp, nghỉ dưỡng chưa đi thẳng vào nhu cầu nhà ở thực; cùng với đó là các khoản vay cũng có xu hướng điều chỉnh lãi suất tăng lên. Theo đó nhiều người dân đặt kỳ vọng một khi các ngân hàng huy động được "vốn sỉ", đầu vào giá rẻ thì việc giữ lãi suất cho vay ra ở mức chấp nhận được sẽ được áp dụng, tích cực hơn cho người vay mua nhà và cho thị trường. 

>>> Trước giờ lên sàn, VNG bị buộc bồi thường hơn 15 tỉ đồng vì vi phạm bản quyền

Tạo thuận lợi chính sách

Đến nay, nhiều doanh nghiệp lớn đặt tham vọng huy động vốn quốc tế không chỉ dừng ở mức vay mượn trên thị trường nợ và tín dụng, mà còn muốn vươn xa hơn, huy động vốn đầu tư cổ phần đúng nghĩa. Đó là các trường hợp của Vinamilk, Viejet, hay VNG với các kế hoạch IPO và niêm yết thị trường vốn ngoại ở những năm trước đây nhưng vẫn chưa hoàn thành…

Nhà máy VinFast tại Hải Phòng. Ảnh: VinFast.

Nhà máy VinFast tại Hải Phòng. Ảnh: VinFast.

Hiện nay, đặt kỳ vọng cao nhất cho cú hích huy động vốn ngoại từ chính nội tại doanh nghiệp, vẫn là động thái nộp hồ sơ IPO và niêm yết lên sàn SEC của VinFast, với kỳ vọng thu hút 2 tỷ USD.

Cụ thể, VinFast Trading and Investment Pte. Ltd. (công ty con của Vingroup có trụ sở tại Singapore) đã thực hiện ký thỏa thuận khung, chỉ định ngân hàng Credit Suisse (Singapore) là bên thu xếp cho các đợt phát hành, chào bán chứng khoán của VinFast hoặc công ty con trên toàn cầu với quy mô tối thiểu 2 tỷ USD.

Đồng thời, VinFast cũng lựa chọn Citigroup Global Markets Inc (Mỹ) là bên tư vấn cho quá trình huy động bổ sung tối thiểu 2 tỷ USD để xây dựng nhà máy tại Bắc Carolina (Mỹ).

Theo kế hoạch, nhà máy VinFast tại Mỹ nằm tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point (Hạt Chatham), có quy mô 800ha, gồm 3 khu vực chính: Khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện, khu vực sản xuất pin và khu vực công nghiệp phụ trợ.

Còn VNG Group (Vinagame) mới đây cũng vừa khởi động lại kế hoạch IPO cho dù vướng lùm xùm về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đáng chú ý là Công ty này cũng đã nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam về hồ sơ thông báo sở hữu nước ngoài tối đa. Trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài, theo giấy phép kinh doanh gần nhất tại tháng 10/2021, sở hữu 43,42% cổ phần trên vốn điều lệ 358,4 tỷ đồng. Công ty này mới đây đã thay đổi TVHĐQT và chốt danh sách cổ đông vào ngày 28/11/2022 để thực hiện đăng ký lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Động thái này nhằm phục vụ việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của VNG trên sàn UPCoM.

Về phía chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn quốc tế của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp không được Nhà nước bảo lãnh, trong thời gian gần đây, NHNN đã liên tiếp ban hành các quy định mới, như Thông tư 10/2022/TT-NHNN và Thông tư 12/2022/TT-NHNN theo hướng yêu cầu doanh nghiệp có nợ vay nước ngoài cung cấp thông tin định kỳ chặt chẽ và có các điều kiện để NHNN giám sát được chặt chẽ được tình hình nợ vay ngoại tệ nước ngoài. Trong đó, điểm mới nhất là doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản để báo cáo định kỳ hoặc đăng ký thay đổi về khoản vay tại trang điện tử do NHNN quản lý.

Những quy định kiểm soát việc kênh huy động vốn quốc tế chặt chẽ hơn có thể thuận lợi cho cơ quan quản lý trong quản lý, giám sát dòng vốn vào - ra và chủ động điều hành ngoại hối, tỷ giá. Tuy nhiên, các chính sách cần thiết vẫn đáp ứng duy trì một hành lang pháp lý đủ rộng, tạo điều kiện để doanh nghiệp huy động vốn quốc tế.