>>Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 4: Việt Nam sẽ xây dựng thành công nền kinh tế có nội lực

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) chia sẻ với DĐDN về bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2022.

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa).

Đại biểu Quốc hội Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa).

-Trong quý II/2022, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh trong khu vực châu Á. Vậy, theo ông điều này có ý nghĩa như thế nào trong việc phục hồi kinh tế của chúng ta từ nay đến hết năm 2022 và các năm tiếp theo?

Trong quý II/2022, sự phục hồi, phát triển kinh tế của chúng ta là rất ấn tượng, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Điều này vô cùng có ý nghĩa trong lộ trình của mục tiêu phục hồi và tăng trưởng trung hạn và dài hạn.

Việc tăng trưởng cũng có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến cả nhiệm kỳ mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra, cũng như chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam từ nay đến năm 2030.

Vừa qua, nền kinh tế chủ yếu bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên hiện nay có nhiều vấn đề tác động tiêu cực, như cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá xăng dầu tăng cao… Nhưng việc phục hồi và phát triển vừa qua là rất tốt.

Tôi cho rằng, dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng chúng ta sẽ vượt qua để hoàn thành mục tiêu trung hạn và dài hạn.

- Như vậy, Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022 hay không, thưa ông?

Tôi hy vọng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra là trên 6%. Thứ nhất, là sự quyết tâm về phục hồi kinh tế của chúng ta sau đại dịch là rất lớn.

Thứ hai, những khó khăn vướng mắc trước mắt chúng ta đang tập trung tháo gỡ quyết liệt.

Thứ ba, quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tóm lại, quyết tâm chính trị, quyết tâm tháo gỡ khó khăn, cùng với việc kiểm soát được dịch bệnh sẽ là điều kiện tốt để chúng ta tăng trưởng.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

-Tuy nhiên, với giá xăng dầu tăng cao như hiện nay liệu có tác động đến quá trình phục hồi kinh tế hay không, thưa ông?

Hiện nay chúng ta đang quan tâm đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó là tác động tiêu cực như giá xăng dầu của thế giới, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất… sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều các gói hỗ trợ để phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch. Cùng với đó là việc triển khai các chương trình, dự án trong mục tiêu từ nay đến năm 2025 và 2030.

Từ đó, chúng ta có quyền hy vọng mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của năm 2022 sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

-Theo ông, chúng ta cần tận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất từ các gói kích cầu của Chính phủ?

Với các gói hỗ trợ của Chính phủ hiện nay, trước hết là hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng lao động, người lao động, cùng nhiều mục tiêu an sinh xã hội khác.

Tôi cho rằng, đây là những gói kích cầu rất kịp thời để tháo gỡ và giảm bớt những khó khăn trước mắt, để từ đó có điều kiện tăng trưởng, phát triển trong thời gian tới.

-Trân trọng cảm ơn ông!