>> Thấy gì từ sự đổ vỡ của Ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ

Khôi phục niềm tin từ người dân

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023, trong đó giao Ngân hàng Nhà nước tập trung xử lý hiệu quả các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu phát sinh mới...

Làm sao để các định chế tài chính như ngân hàng có thể huy động tiền trong dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xử lý các vấn đề về nợ xấu

Làm sao để các định chế tài chính như ngân hàng có thể huy động tiền trong dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xử lý các vấn đề về nợ xấu

Ngân hàng yếu kém là những ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, khó khăn về thanh khoản dẫn đến tình trạng có nguy cơ đổ vỡ; và ngân hàng 0 đồng như trường hợp Oceanbank đến nay vẫn chưa xử lý được. Ngoài ra, có một số ngân hàng phải khoanh các khoản nợ xấu từ nhiều năm, kể cả những ngân hàng rất “nổi” trong thời gian qua.

Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ giao, bởi vì các vấn đề ở toàn bộ nền kinh tế hiện tại như thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản là những vấn đề cốt lõi phải giải quyết và để giải quyết được, chúng ta cần ổn định hệ thống tài chính, nhất là khối ngân hàng. Trong đó, nguồn lực lớn đến từ người dân, làm sao để các định chế tài chính như ngân hàng có thể huy động tiền trong dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, xử lý các vấn đề về nợ xấu, cũng như tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang mất thanh khoản.

Việc đầu tiên là chúng ta phải làm là khôi phục lại niềm tin của người dân, thì xử lý các ngân hàng yếu kém sẽ là một trong những hành động quan trọng để Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên muốn xử lý dứt điểm vấn đề này cần có nhiều thời gian. Trong quá khứ, đã có những ngân hàng thương mại cổ phần lâm vào tình trạng khó khăn, nợ xấu tăng cao vào giai đoạn năm 2011 – 2013, sau đó Ngân hàng Nhà nước phải lập ra công ty quản lý tài sản và xử lý nợ xấu VAMC. Việc xử lý và phục hồi sức mạnh của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân mất đến 5 năm, đặc biệt thời điểm này, niềm tin của dân chúng với thị trường trái phiếu và ngay cả với khối ngân hàng cũng có thận trọng nhất định sau nhiều sự kiện xảy ra.

Ngược lại, vẫn có những ngân hàng ít bị ảnh hưởng, đó là những ngân hàng ít có sự liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản, vì đây là hai vấn đề lớn nhất của nền kinh tế hiện nay.

Mặc dù việc chuyển giao các ngân hàng yếu kém trong năm nay vẫn chưa có thông tin chính thống, nhưng Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước nên sẽ có những giải pháp một cách cụ thể. Đặc biệt năm 2023, chúng ta sẽ có dự thảo về sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng, trong đó sẽ có những điều khoản để Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ của mình nhằm xử lý các ngân hàng yếu kém. Và việc chuyển giao trong nửa cuối năm 2023 sẽ là giai đoạn tiến triển, còn giai đoạn này đang ưu tiên xử lý các vấn đề trước mắt trên thị trường tài chính.

>> Tránh “nguy cơ tùy nghi” trong phân bổ room tín dụng

Ngân hàng khó “lãi khủng”

Về tình hình tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm của khối ngân hàng còn thấp, là do chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong 2 tháng vừa qua sụt giảm rất nghiêm trọng.

Những tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng cũng thấp do sự vận động trong nền kinh tế suy giảm, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) có sự phục hồi nhưng chưa được như trước đây cũng là một trong những lý do

Những tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng cũng thấp do sự vận động trong nền kinh tế suy giảm, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) có sự phục hồi nhưng chưa được như trước đây cũng là một trong những lý do

Hiện có nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước đang gặp khó khăn, cùng với đó là xuất khẩu, kể cả các doanh nghiệp FDI cũng tương tự, nhiều doanh nghiệp còn đóng cửa sản xuất từ tháng 10/2022 đến nay do không có đơn hàng. Với thực trạng đó, cộng với thời gian Tết, thì việc sụt giảm về nhu cầu vay vốn diễn ra là điều hết sức bình thường.

Hơn nữa, những tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng cũng thấp do sự vận động trong nền kinh tế suy giảm, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) có sự phục hồi nhưng chưa được như trước đây cũng là một trong những lý do. Chưa kể, bất động sản là một trong những lĩnh vực tăng trưởng tín dụng lớn nhất đã gặp khó và sản xuất cũng gặp khó, thì việc tăng trưởng tín dụng thấp là điều tất yếu. Đây sẽ là giai đoạn khó khăn cho khối ngân hàng về mặt thực chất.

Từ những vấn đề nêu trên, dự phóng kinh doanh của ngân hàng trong năm nay sẽ không thuận lợi. Theo tôi, khả năng rất cao trong năm nay lợi nhuận ngân hàng không tăng trưởng mạnh như năm 2022, bởi những thách thức của nền kinh tế chỉ là một phần, mà còn một điểm nữa đó là rủi ro đạo đức và vấn đề về truyền thông.

Khi mọi hoạt động kinh tế đều khó khăn mà ngân hàng báo “lãi khủng” sẽ là một điều rất phản cảm và gây khó cho chính ngân hàng. Do đó, ngân hàng nào đã có tỷ lệ bao phủ nợ xấu tốt, có thể duy trì để công bố những con số khả quan nhưng không tăng trưởng mạnh; còn ngân hàng nào có tỷ lệ bao phủ nợ xấu kém thì không còn dư địa quá lớn để báo cáo lợi nhuận.

Tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi, trong báo cáo tài chính sẽ không có sự giảm rõ rệt, bởi lẽ lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào các mô hình tài chính áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính. Trong đó, những ngân hàng ít liên quan đến bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ có cơ hội, lợi thế để tận dụng gia tăng thị phần, chiếm được tập khách hàng cá nhân thông qua việc ứng dụng công nghệ tốt để phát triển mảng bán lẻ của mình. Từ việc phát triển thị phần bán lẻ, sau đó sẽ là tăng CASA (tiền gửi không kỳ hạn) của ngân hàng.

Còn các ngân hàng thương mại cổ phần có liên quan nhiều đến bất động sản và trái phiếu, thời gian qua cũng tập trung nhiều vào khách hàng cá nhân, nhưng chính điều đó khiến họ gặp khó khăn trong giai đoạn này, vì niềm tin từ dân chúng, từ cá nhân đang giảm sút rất mạnh. Nguyên nhân là do nhiều người dân được mời mua trái phiếu doanh nghiệp, các khoản vay đầu tư bất động sản, vay mua nhà để ở thì phải chịu những khoản chi phí như kèm theo mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân; hoặc người dân đi gửi tiền thì bằng cách nào đó lại chuyển thành hợp đồng bảo hiểm, mua trái phiếu, thậm chí còn chuyển sang cả mua chứng chỉ quỹ trái phiếu.