>>>Nhiều bất cập khắc phục ''thẻ vàng'' IUU

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông tin về chuyến công tác của Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác IUU tại Việt Nam.

đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sang Việt Nam kiểm tra thực tế lần thứ 3 về tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) vừa kết thúc kiểm tra thực tế lần thứ 3 về tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) tại Việt Nam.

Theo đó, từ ngày 19 đến 28/10/2022, đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sang Việt Nam kiểm tra thực tế lần thứ 3 về tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành – Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU tại cuộc họp lần thứ 6 của Ban chỉ đạo về việc tiếp và làm việc với đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các địa phương đã đẩy mạnh chỉ đạo các địa phương thực thi các khuyến nghị của EC.

Qua kiểm tra, Phái đoàn thanh tra của EC tiếp tục ghi nhận quyết tâm chính trị của Việt Nam về chống khai thác IUU, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Chính phủ. Đoàn cũng đánh giá tình hình chống khai thác IUU tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với lần thanh tra thực tế vào năm 2019. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp đầy đủ báo cáo tiến độ và các tài liệu liên quan, đảm bảo tính minh bạch. 

Tỉnh Khánh Hòa (địa phương đoàn thanh tra trực tiếp) cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ chống khai thác IUU, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phục vụ cho công tác thanh tra của đoàn. Công tác quản lý đội tàu, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá đã có sự chuyển biến tích cực.

Việc thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng, nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO (Hiệp định PSAM) tại Cảng quốc tế Cam Ranh đã tổ chức triển khai thực hiện có nhiều tiến bộ so với trước...

Sau chuyến thanh tra của Phái đoàn EC lần này, phía Phái đoàn của EC tiếp tục đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam thực hiện.

>>>Quảng Ninh: Gian nan hành trình “gỡ thẻ vàng” cuối cùng của EC

>>>“Dồn lực” gỡ thẻ vàng IUU

Để thực thi các khuyến nghị của EC, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chính phủ chỉ đạo điều tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Cần gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp tại địa phương để xảy ra tình trạng vi phạm. Tiếp tục tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển để ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

xuất khẩu hải sản sang EU vẫn tăng nhưng trong cả “bức tranh” xuất khẩu thủy sản nói chung và hải sản nói riêng của Việt Nam, vị thế của EU ngày càng mờ nhạt và thu hẹp

Xuất khẩu hải sản sang EU vẫn tăng nhưng vị thế của thị trường EU ngày càng mờ nhạt và thu hẹp.

Chủ tịch UBND các tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát, kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp trên địa bàn nếu để xảy ra vi phạm liên quan đến các lô hàng xuất khẩu vi phạm IUU.

Đáng lưu ý, trong khi vấn đề “thẻ vàng” thuỷ sản EU vẫn chưa “về đích” Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: "Bản thân thẻ vàng IUU có những ảnh hưởng, nhưng càng rõ nét hơn khi xung đột Nga - Ukraine khiến cho giá xăng dầu tăng vọt, ngư dân các tỉnh ven biển không thể ra khơi. Nguyên liệu khai thác vốn khan hiếm lại càng bị thắt chặt và riêng cho thị trường EU còn thiếu hụt hơn nữa vì những thủ tục làm giấy xác nhận, chứng nhận bất cập và khó khăn", VASEP nhận định. 

Cụ thể, hết quý III, nếu như xuất khẩu hải sản khai thác của Việt Nam đã mang về trên 3,4 tỉ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái và thị trường dẫn đầu là Nhật Bản, tiếp theo là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc thì thị trường EU chiếm tỉ trọng thấp nhất.

Như vậy, dù giá trị xuất khẩu hải sản sang EU vẫn tăng nhưng trong cả “bức tranh” xuất khẩu thủy sản nói chung và hải sản nói riêng của Việt Nam, vị thế của EU ngày càng mờ nhạt và thu hẹp, chủ yếu vì ảnh hưởng của thẻ vàng IUU.

Nguyên nhân khác nữa là EU và nhiều thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản đang ngấm đòn lạm phát, những tháng cuối năm, giá cả hàng hóa và sinh hoạt đều tăng, do vậy người tiêu dùng phải cân nhắc và thắt chặt chi tiêu. Vì thế, xuất khẩu thủy sản sang EU chững lại, nhiều đơn hàng bị đề nghị hoãn lại.

Cũng theo VASEP, dự kiến xuất khẩu thủy sản 3 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 2,3 tỉ USD và mục tiêu 10 tỉ USD dự kiến sẽ đạt được vào cuối tháng 11. Trong đó, thị trường EU dự kiến đạt khoảng 1,3 tỉ USD năm 2022.