>> Phát động Cuộc thi khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính

 Ký kết đầu tư của BK Fund với đại diện 3 nhóm dự án

Ký kết đầu tư của BK Fund với đại diện 3 nhóm dự án.

Chương trình được tổ chức bởi Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK Holdings) - trực thuộc Đại học Bách Khoa Hà Nội từ năm 2021.

Từ phòng thí nghiệm ra thị trường

Đánh giá về chương trình sau 1 năm triển khai, ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC), đơn vị đồng tổ chức cùng BK Holdings cho rằng: “Chương trình Lab2market sẽ là xương sống để trong thời gian tới thúc đẩy triển khai các đề án spin off”.

Chương trình được đánh giá mang đầy ý nghĩa bởi đã giúp các nhà nghiên cứu thấu hiểu, hoạch định chiến lược để tiếp cận gần hơn với khách hàng, đồng thời nhận được những cơ hội đầu tư để phát triển sản phẩm và doanh nghiệp của mình. Đối tượng tham gia Chương trình là các nhóm nghiên cứu có ít nhất 2 thành viên với đề tài nghiên cứu đã có sản phẩm mẫu, trong đó ưu tiên cho các nhóm nghiên cứu đã có bảo hộ Sở hữu trí tuệ, Đăng kí kinh doanh, Hợp đồng thương mại, tài trợ. Sản phẩm nghiên cứu thuộc 4 lĩnh vực như: Khoa học và công nghệ chăm sóc sức khỏe; Công nghệ dữ liệu và Hệ thống thông minh; Vật liệu mới; Năng lượng và Môi trường bền vững.

>> Tài liệu Diễn đàn "Tuân thủ và Liêm chính - Nền tảng cho khởi nghiệp thành công"

>> Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp: Nơi ươm mầm từ ý tưởng đến sản phẩm

Hành trình ươm tạo kéo dài 1 năm qua đã giúp cho 12 nhóm nghiên cứu đến từ 6 trường đại học, đạt được những kết quả nhất định trong mục tiêu thương mại hóa sản phẩm. Kết quả mùa 1 để lại những con số đầy ấn tượng: 06 buổi đào tạo (Sở hữu trí tuệ, Định giá, Mô hình kinh doanh, Tài chính, Thuyết trình gọi vốn, Thấu hiểu tâm lý nhà đầu tư …); 90 buổi cố vấn, kết nối; 20 chuyên gia trong và ngoài nước…

Cảm nhận của người trong cuộc

PGS.TS Đỗ Thị Hương Giang, Chủ nhiệm dự án Thiết bị đo rò rỉ Từ Thông không cần phá hủy, Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong 12 nhóm dự án cho biết: mỗi nhóm có một sắc màu khác nhau khi tham gia chương trình, riêng nhóm Từ thông có ba cái được.

Thứ nhất, thông qua buổi đào tạo chuyên sâu, cố vấn, kết nối, chúng tôi được học hỏi rất nhiều, được đào tạo nhiều kỹ năng từ thuyết trình, gọi vốn, đánh giá được tài sản công nghệ, đánh giá tiềm năng, thị trường.
Thứ hai, chúng tôi được kết nối với các đối tác trong hệ sinh thái với nhóm nghiên cứu thuần ở phòng thí nghiệm, đây là cái được rất lớn vì từ trước đến nay không có.

Thứ ba, chương trình giúp cách tiếp cận với doanh nghiệp. Chúng tôi nhận đề bài trực tiếp từ doanh nghiệp, rồi quay trở lại định vị nghiên cứu của mình, thay vì những cái xa vời thực tiễn, quá cao siêu thì thấy giờ tiệm cận gần với thực tiễn doanh nghiệp, hoàn toàn khả thi.

Còn TS Phạm Tuấn Anh, Chủ nhiệm dự án Dipermin –viên nén chứa tinh dầu trị chứng khó tiêu chức năng và hội chứng ruột kích thích, Đại học Dược Hà Nội nhấn mạnh: “Thông qua Lab2market, chúng tôi được tiếp cận 6 lĩnh vực đào tạo chuyên sâu, được kết nối với nhiều chuyên gia hỗ trợ khác. Vì vậy, từ một doanh nghiệp nhỏ bé, vượt qua nhiều sóng gió, đến giờ doanh nghiệp đã phát triển, có đầy đủ các bộ phận như R&D, phân phối, kinh doanh, bán hàng trên thị trường. Ngoài ra, chúng tôi kết hợp AI, Big Data để phát hiện ra những công thức thuốc mới nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn”.