>>Thị trường năng lượng tái tạo - Bài 1: Đàm phán giá mua điện khó khả thi

Cần có những cơ chế đột phá để hút đầu tư và thúc đẩy, duy trì thị trường NLTT

Cần có những cơ chế đột phá để hút đầu tư và thúc đẩy, duy trì thị trường NLTT

Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thực hiện cam kết mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam tại hội nghị COP 26, nước ta đang có nhiều nỗ lực đi theo lộ trình chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững hơn, giảm tỉ trọng điện than và nâng tỉ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) nhằm giảm phát thải khí gây ô nhiễm môi trường (như trong Quy hoạch điện VIII). Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó, Việt Nam cần nguồn lực rất lớn từ nhiều thành phần của nền kinh tế, và cần có những cơ chế đột phá để hút đầu tư và thúc đẩy, duy trì thị trường NLTT.

Trong vòng vài năm qua, Việt Nam ghi nhận bước nhảy vọt trong đầu tư phát triển điện gió và điện mặt trời, trở thành điểm sáng toàn cầu trong phát triển NLTT. Năm 2018, hai nguồn điện tái tạo này chỉ chiếm 1% cơ cấu phát điện quốc gia nhưng đến năm 2021, công suất lắp đặt NLTT đã chiếm tới 29% tổng công suất lắp đặt các nguồn điện, mở ra xu hướng mới trong đầu tư phát triển nguồn điện ở Việt Nam.

Động lực lớn nhất tạo lên thị trường đầu tư năng động này chính là quyết định đột phá về mặt chính sách của Chính phủ. Cơ chế giá ưu đãi (FIT) cho điện mặt trời và điện gió đã góp phần kích hoạt đà phát triển NLTT. Tuy nhiên sau giai đoạn bùng nổ 3 năm vừa qua, hiện tại đà tăng trưởng này đang chững lại, nguồn điện trị giá hàng tỷ đô la đang mòn mỏi chờ cơ chế mới. Qua đó cũng bộc lộ những khoảng trống về cơ chế, chính sách mà Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới để thu hút nguồn lực đầu tư vào thị trường NLTT.

>>Năng lượng sạch, cần môi trường đầu tư minh bạch

Một trong những chính sách quan trọng duy trì sự phát triển của thị trường điện tái tạo là cơ chế đấu thầu giá bán điện tái tạo cạnh tranh

Một trong những chính sách quan trọng duy trì sự phát triển của thị trường điện tái tạo là cơ chế đấu thầu giá bán điện tái tạo cạnh tranh

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có mục tiêu cụ thể, chính sách ổn định và dài hạn nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư yên tâm thực hiện dự án. Một trong những chính sách quan trọng duy trì sự phát triển của thị trường điện tái tạo là cơ chế đấu thầu giá bán điện tái tạo cạnh tranh (đấu thầu giá điện) để không chỉ minh bạch hóa mà còn tạo nền móng phát triển bền vững cho thị trường NLTT.

Một nghiên cứu do Tổ chức Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) thực hiện năm 2021 chỉ rõ phương pháp triển khai các vòng đấu thầu cạnh tranh, minh bạch sẽ là một công cụ thu hút đầu tư và quản lý  tài chính hiệu quả cho đầu tư NLTT. Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị áp dụng phương pháp tổ chức đấu thầu giá bán điện theo vùng/khu vực nhằm kiểm soát sự phát triển nguồn điện phù hợp với lưới điện tránh tình trạng phát triển nóng các dự án NLTT mà không đảm bảo công suất phát điện hợp lý dẫn đến lãng phí đầu tư. Triển khai các phương pháp đấu thầu này cũng giảm thiểu tình trạng các nhà đầu tư và địa phương đăng ký dự án để xí chỗ, hay khoanh vùng hết diện tích đất hoặc mặt biển, gây khó khăn nhà đầu tư đến sau. Phương pháp này không phá vỡ quy hoạch tổng thể, không gây áp lực lên yêu cầu truyền tải liên vùng, liên miền, đồng thời giúp nhà nước lựa chọn được dự án và địa điểm triển khai tối ưu nhất cho từng thời kỳ, mua điện với giá cả phù hợp nhất cho cả khu vực, chứ không phải cho một dự án.

Một lợi ích khác của cơ chế đấu thầu mà VIETSE đề xuất cho các nhà máy điện NLTT là tạo ra cạnh tranh minh bạch giữa các nhà thầu ở nhiều địa phương. Việc lựa chọn địa điểm dự án đầu tư không theo hình thức tập hợp danh mục dự án do địa phương đệ trình sẽ tạo tiền đề cho việc cân bằng cung cầu giữa các vùng. Từ đó địa phương cũng sẽ phải nỗ lực nâng cao tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng nhà đầu tư trong công tác chuẩn bị dự án, giải quyết vướng mắc liên quan tới đất đai, mặt nước, mặt biển, nâng cao hiệu quả quy hoạch và sử dụng đất đai, tài nguyên, hài hòa được lợi ích của các bên liên quan. Như thế cũng có nghĩa là các dự án sẽ triển khai hiệu quả hơn, sử dụng tốt nhất nguồn lực đất đai và tài nguyên khác như gió, bức xạ.

Từ góc độ chính sách và quy định pháp luật, nhóm chuyên gia của VIETSE cho rằng cơ chế đấu thầu giá bán điện đảm bảo yếu tố cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư, minh bạch đối với hoạt động phát triển điện mặt trời và điện gió, không gây xung đột giữa các luật và vẫn giữ được tinh thần khuyến khích phát triển năng lượng sạch, NLTT theo đúng chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đã nêu trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Luật Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Đất đai… Ngoài ra đây cũng là cơ chế sát nhất với Quy định “giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới… được xác định thông qua cơ chế cạnh tranh” tại Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 13 ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Áp dụng cơ chế đấu thầu giá bán điện thì toàn bộ các quy trình chuẩn bị, phê duyệt dự án đầu tư NLTT vẫn được thực hiện theo đúng luật định (Luật Đầu tư, Luật Điện lực, Luật Xây dựng, Đất đai…) mà không gây xung đột với các luật hiện hành. Do vậy, cơ chế này sẽ đảm bảo tính liên tục trong việc thực hiện các thủ tục dự án đầu tư ngay hiện tại và trong tương lai, không đòi hỏi phải sửa đổi Luật Điện lực và các nghị định, thông tư hướng dẫn để xây dựng hành lang pháp lý cho đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Trong bối cảnh giá năng lượng hóa thạch (than, khí, dầu) tăng nhanh, phát triển NLTT là bước đi cần thiết và bền vững cho an ninh năng lượng quốc gia, nhưng các chính sách cần có độ linh hoạt cao, cập nhật theo xu thế thị trường. Cơ chế đấu thầu giá điện sẽ tạo cơ hội để các bên liên quan tiếp cận dự án đầu tư một cách công bằng hơn, minh bạch quy trình phát triển dự án, là tiền đề quan trọng thúc đẩy các nguồn đầu tư ngoài nhà nước vào thị trường điện sạch, giúp Việt Nam xây dựng nền kinh tế các-bon thấp.