>>Vì sao Gen Z quan tâm đến đầu tư tài chính từ rất sớm?

Chủ nghĩa tối giản đình đám trong thiết kế sản phẩm dường như đang dần lỗi thời

Chủ nghĩa tối giản đình đám trong thiết kế sản phẩm dường như đang dần lỗi thời

Đây cũng chính là nhận định của ông Hamish Campbell, giám đốc sáng tạo tại hãng thiết kế Pearlfisher. Theo ông, nếu ở thế hệ 8x, 9x, chủ nghĩa thẩm mỹ tối giản là một điều phổ biến, thì với thị hiếu gen Z bây giờ, họ lại thích chủ nghĩa tối đa, những thứ “màu mè”, lấp lánh và bắt mắt, khiến sản phẩm trông như có “biểu cảm” và “tính cách”. Ông nhận định rằng đây là một trong những chuyển đổi tư tưởng lớn nhất giữa hai thế hệ.

Trong khi đó, các khách hàng của Pearlfisher, chẳng hạn Blue Bottle Coffee, McDonald’s, Wild Turkey hay Pyrex, đều đang nhắm mục tiêu đến thế hệ trẻ. Họ muốn các sản phẩm của mình trông “Gen Z” hơn.

Vậy “Gen Z” hơn là như thế nào? Theo ông Campbell, khi lên kế hoạch thiết kế những sản phẩm đáp ứng yêu cầu này của các đối tác, ông đều tập trung đến hai thứ mà Gen Z yêu thích. Đó là sự sáng tạo và xu hướng hoài cổ.

Chẳng hạn như Youthforia, một thương hiệu mỹ phẩm yêu thích của Gen Z, thiết kế hộp đựng son bóng và phấn má hồng của mình là những ống neon và có thể dính vào nhau như Lego nam châm. Theo CEO Fiona Co Chan, đây là cách mà Youthforia gợi lên ký ức tuổi thơ cho khách hàng. Họ muốn sản phẩm của mình giống một món đồ chơi, muốn khách hàng nhớ về lần đầu tiên mua đồ trang điểm của mình.

Hoặc thương hiệu chăm sóc da Starface cũng đóng gói sản phẩm miếng dán mụn của mình khá dễ thương, giống như một món trang sức. Các miếng dán được thiết kế thành hình ngôi sao và bỏ trong những chiếc hộp vuông màu vàng với họa tiết mặt cười. Starface gọi đây là Big Yellow. Trên các kệ hàng, Starface cũng trang trí với chữ bóng bay vui nhộn.

Về mẫu thiết kế này, đại diện từ Starface cho biết giữa một rừng sản phẩm trị mụn trông có vẻ nhàm chán trên kệ, thì màu sắc và họa tiết của Big Yellow trở nên nổi bật hơn, đem đến sự thích thú cho mọi người. Họ cũng kỳ vọng rằng hình ảnh sản phẩm này sẽ tạo nên tiếng vang và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Không chỉ là tư tưởng hay thị hiếu của Gen Z, mà thời đại kỹ thuật số cũng thay đổi cách thức làm bao bì.

Gen Z thường phải lòng với những thứ “màu mè” hơn

Gen Z thường phải lòng với những thứ “màu mè” hơn

>>Nhân sự gen Z: Nổi loạn hay “cháy” hết mình?

Theo Onur Kece, người sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo của agency The Refreshment Club, ngày trước, bao bì sản phẩm không chỉ thu hút người dùng, mà còn phải kể “nguyên câu chuyện”, phải chứa tất cả thông tin, phải tham gia vào nhiều điểm chạm trong quá trình mua hàng.

Trong khi đó ở thời điểm hiện nay, bao bì giống như là một kiểu lôi kéo khách hàng vào hành trình khách hàng. Nó không cần phải chứa đựng lượng lớn thông tin về thương hiệu nữa. Bởi vì hiện nay quá trình không chỉ đơn giản là nhìn sản phẩm rồi mua, mà là nhìn sản phẩm (trên mạng), nhấp vào đó, tìm các mạng xã hội và website của thương hiệu.

Hoặc như Youthforia thì mọi thiết kế thương hiệu đều phải ăn rơ với TikTok, đảm bảo mọi thứ như màu sắc, font chữ đều phải thật dễ nhìn và bắt mắt khi xuất hiện trên video TikTok. Mỗi khi nhận sản phẩm mới, cô và đồng nghiệp đều phải quay thử video để bảo đảm màu sắc sản phẩm được truyền tải tốt khi xuất hiện trên màn hình.

Thậm chí họ còn tạo hai phiên bản cho logo: một cho online, một cho bao bì. Ở phiên bản online, các ký tự tên công ty được sắp xếp theo chiều ngang, do đó người xem dễ đọc hơn trên màn hình. Còn logo cho bao bì thì dùng các font chữ theo phong cách graffiti sôi động. Họ chỉ ra rằng các hãng mỹ phẩm khác thường tối giản, phông chữ mỏng, tinh tế. Khi đó sự phá cách của Youthforia sẽ trở nên nổi bật và khác biệt.

Không chỉ là hình dáng và màu sắc, ở thời đại kỹ thuật số, người làm logo còn phải cân nhắc đến font chữ và kiểu chữ, cách thức sắp xếp chữ. Phải lựa chọn tinh tế các yếu tố này để logo hiện lên sống động trên màn hình điện tử. Khi đó, font chữ trở lại với vị thế là công cụ thể hiện thương hiệu. Étienne Aubert Bonn, nhà thiết kế kiểu chữ kiêm đồng sáng lập Coppers and Brasses, mô tả rằng kiểu chữ cho thiết kế thương hiệu hiện nay phải “có tính biểu cảm”, “hào nhoáng” và có độ tương phản cao, khoảng cách hẹp, tỷ lệ lạ lùng, hoặc có hình dạng ảo giác của những năm 1970.

Theo báo cáo năm 2022 của Monotype, thì xu hướng bây giờ là các kiểu chữ kỳ quái, chữ bong bóng, những kiểu sắp xếp tưởng chừng như “bị lỗi”. Thế nhưng Bonn lưu ý rằng không phải cứ dùng các kiểu chữ hot là tốt, mà phải phù hợp với ngành nghề thương hiệu. Chẳng hạn một công ty dược phẩm không thể sử dụng font chữ quá “cháy”, rất dễ bị giảm uy tín.