Khởi đầu thuận lợi…

Tiền thân của Bibica được xuất sinh từ Công ty Đường Biên Hòa. Năm 1993, công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo với ba dây chuyền sản xuất hiện đại theo công nghệ của châu Âu và Đài Loan. Thời điểm đó, các sản phẩm bánh kẹo của Công ty nhanh chóng được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Tiền thân của Bibica được xuất sinh từ Công ty Đường Biên Hòa.

Tiền thân của Bibica được xuất sinh từ Công ty Đường Biên Hòa.

Ngay sau đó, năm 1996, công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với thiết bị và công nghệ của Mỹ để đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của các loại sản phẩm bánh ngọt trong nước. Hai năm sau, họ tiếp tục đầu tư thiết bị sản xuất kẹo dẻo được nhập khẩu từ Úc…

Năm 1999, thương hiệu Bibica được chính thức thành lập từ việc cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo và mạch nha của Công ty Đường Biên Hòa, với vốn điều lệ là 25 tỷ đồng. Cũng trong năm đó, Công ty mở rộng đầu tư dây chuyền sản xuất và nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.

Trong suốt thời gian đó, Bibica liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Thương hiệu Bibica liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Kể từ năm 2000, Bibica tiếp tục phát triển hệ thống phân phối theo mô hình mới, mở rộng thêm các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Cần Thơ, đồng thời đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack của Indonesia. Trong suốt thời gian đó, Bibica liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Năm 2001, sau khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TP. HCM, công ty liên tục đầu tư mở rộng các dây chuyền sản xuất mới để cho ra đời nhiều loại bánh kẹo khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cũng trong thời điểm này, họ đã khánh thành Nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa II tại khu công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội và cho ra đời nhiều dòng sản phẩm dinh dưỡng khác nhau.

“Cuộc hôn nhân” sóng gió!

Một bước ngoặt trong hành trình phát triển của Bibica đã diễn ra vào tháng 10 năm 2007, khi Bibica quyết định ký kết đối tác chiến lược với tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), một trong những tập đoàn bánh kẹo lớn nhất tại châu Á. Theo đó, Bibica đã chuyển nhượng cho Lotte 30% tồng số cổ phần (khoảng 4,6 triệu cổ phiếu).

Năm 2007, Bibica đã chuyển nhượng cho Lotte 30% tồng số cổ phần.

Năm 2007, Bibica đã chuyển nhượng cho Lotte 30% tồng số cổ phần.

Sau khi trở thành đối tác chiến lược, về lý thuyết, Lotte sẽ hỗ trợ Bibica trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, đồng thời phối hợp với Bibica thực hiện dự án Công ty Bibica Miền Đông giai đoạn 2 (Bình Dương) và nhà máy Bibica Miền Bắc, tạo điều kiện giúp thương hiệu mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo.

Bên cạnh đó, Lotte cũng cung cấp cho Bibica sự hỗ trợ thương mại để công ty nhập khẩu các sản phẩm của Lotte, phân phối tại Việt Nam, cũng như giúp các sản phẩm của Bibica xuất khẩu sang Hàn Quốc. Mặt khác, Lotte cũng kỳ vọng vào hệ thống phân phối dày đặc của Bibica với hơn 20.000 điểm bán hàng.

Khởi đầu, sự hợp tác của Lotte và Bibica khá thuận lợi khi lợi nhuận năm 2009 của Bibica tăng hơn 175% so với năm 2008. Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi từ năm 2010, khi doanh thu của Bibica tăng 23%, song lợi nhuận lại giảm 27%.

Vết rạn nứt xảy ra khi Lotte đưa ra yêu sách đưa thêm Lotte vào trước tên gọi Bibica.

Vết rạn nứt xảy ra khi Lotte đưa ra yêu sách đưa thêm Lotte vào trước tên gọi Bibica.

Có lẽ ngay từ đầu, tham vọng của Lotte không dừng ở cấp độ đối tác chiến lược, họ liên tục mua thêm cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu lên đến 35,65% rồi tiếp đó là 44,03%. Rất may là tại thời điểm đó, với các quy định về nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 49% cổ phiếu của bất cứ công ty cổ phần nào, Lotte đã không thể nào hoàn toàn sở hữu được Bibica.

Tuy nhiên, không cần phải sở hữu đến 49%, vào thời điểm tháng 3 năm 2012, Lotte đã nắm giữ hai vị trí chủ chốt và quyền điều hành quan trọng nhất trong Bibica, Chủ tịch HĐQT và Giám đốc tài chính.

Vết rạn nứt trong “cuộc hôn nhân” giữa Lotte và Bibica chỉ thực sự xảy ra khi Lotte đưa ra yêu sách đưa thêm Lotte vào trước tên gọi Bibica, với lý do tạo sự thống nhất thương hiệu và cái tên Lotte sẽ giúp Bibica dễ bán hàng hơn. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị cổ đông Bibica bác bỏ.

Chính điều này đã khiến cho nội tình bên trong doanh nghiệp không mấy êm ả. Truyền thông khi đó còn gọi đây là một cuộc “nội chiến”. Lotte không ngần ngại lộ rõ tham vọng biến Bibica thành công ty con để tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong khi Bibica không muốn đánh mất một thương hiệu Việt.

Cuộc chia tay được báo trước!

Có thể nói, về cơ bản, các thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp, là chiến lược phát triển để tăng cường năng lực cạnh tranh, định vị thương hiệu doanh nghiệp đó trên thị trường. Ngoài ra, đó còn là những lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích cho người tiêu dùng và thể hiện tính cạnh tranh của kinh tế thị trường.

Bibica chính thức về tay PAN Group, trong lần chào mua hồi tháng 7 năm 2019.

Bibica chính thức về tay PAN Group, trong lần chào mua hồi tháng 7 năm 2019.

Theo một số nghiên cứu, những thách thức lớn hậu những "cuộc hôn nhân" chính là việc mô hình kinh doanh biến động, chiến lược kinh doanh thay đổi, thêm vào đó là sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp dẫn đến hệ giá trị thay đổi…

Hậu “hôn nhân”, các doanh nghiệp hầu hết đều khó khăn trong việc thống nhất chuyện giữ thương hiệu cũ hay đổi thương hiệu mới. Theo các chuyên gia, trên thực tế bên mua thường muốn ghép tên thương hiệu mình với bên mình đã mua hoặc thay mới hoàn toàn thương hiệu. Còn bên bán thì luôn cố gắng giữ nguyên bản sắc riêng mình.

Với sự “vênh nhau” trong vấn đề thương hiệu đã khiến cuộc hôn nhân của Lotte và Bibica rơi vào tình thế khó khăn. Trong bối cảnh đó, ông Trương Phú Chiến, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bibica đã tìm mọi cách để sửa chữa sai lầm. Năm 2015, Bibica quyết định bắt tay với PAN Group của ông Nguyễn Duy Hưng, đồng thời bán 35% cổ phần cho Tập đoàn này để làm đối trọng với Lotte trong việc phát triển Công ty.

PAN Group đã nâng cổ phần nắm giữ của mình lên mức 50,07% và trở thành cổ đông lớn nhất, trong khi Lotte chỉ nắm giữ 44,03% vốn cổ phần. Sự xuất hiện của PAN đã giúp cho cán cân quyền lực được cân bằng tạm thời và cuộc nội chiến này diễn ra dai dẳng trong thầm lặng. 

Bibica chính thức về tay PAN Group, trong lần chào mua hồi tháng 7 năm 2019, công ty đầu tư vào nông nghiệp, thực phẩm thuộc sở hữu của sàn chứng khoán SSI đã bày tỏ mong muốn mua lại 100% vốn Bibica khi chào mua công khai toàn bộ 7,7 triệu cổ phần còn lại tại Bibica, bao gồm cả cổ phần của Lotte, tuy nhiên giao dịch bất thành.

Tuy nhiên, sau những cuộc giằng co cân não, ngày 29 tháng 12 năm 2020, tập đoàn Lotte chính thức thông báo đã thoái toàn bộ 6,8 triệu cổ phiếu của Bibica, tương đương với 44,03% vốn. Theo đó, với thị giá 68,500 đồng/cp, Lotte đã thu về hơn 465 tỷ đồng, và chấm dứt cuộc hành trình mệt mỏi gần 13 năm gắn bó tại Bibica. Lotte chính thức không còn là cổ đông tại Công ty bánh kẹo này.

Cuối cùng, sau một thời gian dài gặp nhiều vấn đề trong nội bộ, khi mọi thứ tưởng như đã mất thì Bibica đã “giữ được mình”. Giờ đây, có lẽ họ đang đặt ra quyết tâm cho sự trở lại trong mục tiêu trở thành một thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.