Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của VPB.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của VPB.

>> VPBank đua tăng vốn

Theo kế hoạch, VPBank sẽ bán hơn 1 tỷ cổ phiếu cho Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC - vốn trực thuộc Sumitomo Mitsui - với giá 32.000-33.000 đồng/cp. Thỏa thuận này dự kiến được ký kết trong tháng 3/2023.

Bước tiến đa lợi ích

Kế hoạch nói trên vốn đã được đồn đoán kể từ khi SMBC bước chân vào chia sẻ lợi ích từ “gà đẻ trứng vàng” FeCredit của VPBank. Tuy năm 2022 FeCredit lỗ hơn 3.000 tỷ đồng và nợ xấu tăng, nhưng theo giới chuyên môn điều này không ảnh hưởng đến kế hoạch tiến thêm 1 bước thành đối tác của 2 bên tại ngân hàng mẹ.

Việc Sumitomo Mitsui rút ra khỏi vai trò đối tác chiến lược tại Eximbank sau nhiều năm đồng hành qua sóng gió, càng củng cố nhận định này. Bởi hoạt động đầu tư lớn vào một công ty tài chính top đầu, đối với các đối tác ngoại, không hẳn đặt việc thu lợi nhuận ngay và luôn, lên hàng đầu.

Trong khi đó, trở thành đối tác nắm 15% cổ phần của VPBank, bên cạnh đợt thâu tóm 49% cổ phần tại FE Credit từ VPBank, sẽ góp phần củng cố thêm mối quan hệ, nâng cao hiệu quả “hợp nhất” tiếng nói quản trị để đạt mục tiêu mở rộng thị trường của SMBC.

Nếu kế hoạch thành công, đây sẽ là một bước tiến đa lợi ích cho 2 bên.

>> VPBank - “Ngân hàng dẫn đầu về Tài chính Khí hậu khu vực Đông Á – Thái Bình Dương 2022”

Khởi động những cuộc đua M&A, tăng vốn mới

Nhờ đợt bán vốn FeCredit, VPBank đã đạt được cột mốc tăng vốn ngoạn mục và dẫn đầu vốn điều lệ trên thị trường ngân hàng Việt. Nhiều tiền cũng là lợi thế để VPBank tăng tốc đầu tư mở rộng hệ sinh thái nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Nếu VPBank thành công trong đợt bán vốn cho đối tác chiến lược SMBC, sẽ khởi động các cuộc đua cạnh tranh về quy mô vốn và mở rộng hệ sinh thái qua M&A ở nhiều TCTD khác

Nếu VPBank thành công trong đợt bán vốn cho đối tác chiến lược SMBC, sẽ khởi động các cuộc đua cạnh tranh về quy mô vốn và mở rộng hệ sinh thái qua M&A ở nhiều TCTD khác

Một nguồn vốn kéo theo nhiều thương vụ tiếp nối với VPBank, cũng đồng nghĩa khởi tranh những cuộc đua mang tính tích cực về sự cạnh tranh năng lực tài chính, quy mô nguồn vốn, qua đó hút thêm các tổ chức, định chế khác vào thế bắt buộc phải mở rộng quy mô.

Về phía ngân hàng, ngay sau cú vượt mặt vốn điều lệ của VPBank, Vietcombank đã dự kiến triển khai kế hoạch tăng vốn lấy lại ngôi vị số 1 của mình. Cuộc đua sẽ không chỉ là song mã VPB-VCB nếu tới đây, với đợt đàm phán bán vốn mới thành công, VPB sẽ lại bật lên; cùng với đó là những kế hoạch thực hiện tham vọng của các ông lớn, như BIDV, VietinBank...

Ở khối chứng khoán, Techcombank Securities cũng không để lép vế, đã có kế hoạch tăng vốn lên trên 10.000 tỷ đồng và bổ sung huy động từ nhiều nguồn vốn nhằm giữ vững vị thế hàng đầu.

Còn với bancassurance, trong thời điểm hiện tại khi Bộ Tài chính và NHNN lên kế hoạch thanh kiểm tra hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng, 11 ngân hàng đã bị cơ quan quản lý kiểm tra, bancassurance có thể tạm thời không còn hấp lực. Tuy nhiên, xu hướng liên kết phân phối này vẫn sẽ là mỏ vàng lớn.
Đổi lại phía Nhật, trong xu hướng nối dài xoay trục đầu tư Đông Nam Á, dòng tài chính mục tiêu của người Nhật trùng khít với đối tượng SMBC nhắm tới, là tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh rất nhanh, việc tiếp cận sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản vẫn còn dư địa…

Chính vì vậy, lương duyên nối dài của VPBank và SMBC đang được kỳ vọng nhất ở thị trường Việt Nam trong bối cảnh các ngân hàng cũng đang có nhu cầu bổ sung thêm vốn nhằm khắc phục yếu điểm của mình.