có những việc không nên làm vì hoàn toàn không có ích gì đối với tình trạng của người bệnh mà còn kéo dài thời gian cấp cứu, bỏ lỡ thời gian vàng của đột quỵ

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Vì thế, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí gây tử vong. Tuy không thể dự báo chính xác bệnh đột quỵ, nhưng chúng ta có thể dự phòng bệnh và hạn chế các yếu tố nguy cơ để giảm thiểu rủi ro.

Một người 34 tuổi đã gửi câu hỏi về chương trình livestream "Những điều cần biết về GIỜ VÀNG ĐỘT QUỴ như sau: Tôi năm nay 34 tuổi thường hay chóng mặt và nhức đầu, đặc biệt ở vùng chán hoặc phía sau đầu bên phải, không nôn ói, khi nhìn mọi vật như quay vòng vòng, buổi tối có khi 1-2h sáng vẫn chưa ngủ được, trong tuần thì tôi thường bị mất ngủ từ một cho tới hai ngày, tôi rất lo lắng không biết như vậy có phải dấu hiệu mạch máu não có vấn đề hay không, tôi xin cảm ơn bác sĩ ạ?

PGS. TS. BS Hoàng Bùi Hải - Trưởng Đơn vị đột quỵ, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, BV Đại học Y Hà Nội đã có câu trả lời chi tiết:

Nhiều người thường gặp những biểu hiện như chóng mặt, kèm thêm đau đầu ở các vị trí vùng trán, chẩm sau gáy kèm theo mất ngủ. Họ lo lắng rằng mạch máu não có vấn đề hay xuất hiện "cục gì đó" trong não. Tuy nhiên, đây có phải là dấu hiệu mạch máu não có vấn đề hay không thì lại là vấn đề khác phức tạp và đòi hỏi phải thăm dò kỹ lưỡng.

Điều cần lưu ý hơn là tình trạng mất ngủ. Cần đánh giá rằng, người bệnh đau đầu dẫn đến mất ngủ, hay vì mất ngủ thường xuyên mà đau đầu.

Hiện tượng mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, trầm cảm... Vì thế, trước tiên cần loại trừ những vấn đề của người bệnh.

Việc đau đầu ở các vị trí vùng mặt có thể liên quan đến viêm xoang, đau đầu phía sau có thể liên quan đến tư thế nằm ngủ, do gối đầu quá cao...

Các bác sĩ có thể chẩn đoán tổng thể rằng bệnh nhân có nguy cơ bị đột quỵ hay không dựa trên kết quả kiểm tra tim có bị rung nhĩ hay không, có bệnh nền tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hay tăng động hay không...

Dấu hiệu mạch máu não có vấn đề?

Cũng trong livestream, bác sĩ Hải cũng lý giải ảnh hưởng của bệnh tăng huyết áp đối với nguy cơ đột quỵ.

Theo đó, tăng huyết áp là một nguyên nhân chính gây ra đột quỵ não, có thể gây ra nhồi máu não hoặc là xuất huyết não. Việc kiểm soát huyết áp là một trong những nhiệm vụ chính của giảm nguy cơ đột quỵ, vì vậy mà hoàn toàn có thể giảm nguy cơ đột quỵ.

Nếu như chúng ta kiểm soát được huyết áp bằng cách chúng ta tìm nguyên nhân của tăng huyết áp là gì. Nhiều trường hợp có thể có các nguyên nhân như là hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận, tình trạng u ở đâu đó tiết ra các chất gây tăng huyết áp nhưng đại đa số trường hợp là không rõ nguyên nhân tăng huyết áp. Việc còn lại của chúng ta là phải kiểm soát được con số huyết áp.

"Huyết áp tối ưu thì chúng ta hay nghe con số là 100/70 là quá đẹp, còn loanh quanh lên trên nữa là lên 130 dưới là lên 85 nếu chúng ta giữ được con số huyết áp đấy suốt đời và trong suốt mọi hoàn cảnh thì có lẽ là câu chuyện đột quỵ khó có thể xảy ra", bác sĩ Hải cho biết.

Việc lựa chọn và sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp cần có sự tư vấn của bác sĩ theo dõi sức khỏe để phù hợp với sức khỏe, thể trạng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tới chế độ ăn, lối sinh hoạt, luyện tập...

Link dẫn: https://cafef.vn/thuong-xuyen-chong-mat-nhuc-dau-1-2-gio-sang-van-chua-ngu-duoc-nguoi-dan-ong-34-tuoi-lo-lang-mach-mau-nao-co-van-de-bac-si-bv-dhy-giai-thich-can-ke-nhung-dieu-can-kiem-tra-20211116114250561.chn