Nhiều doanh nghiệp BĐS kỳ vọng vốn tín dụng sẽ rộng mở hơn nhờ Nghị quyết 33.

Nhiều doanh nghiệp BĐS kỳ vọng vốn tín dụng sẽ rộng mở hơn nhờ Nghị quyết 33.

Trên thực tế, như số liệu NHNN đã nêu, tính đến cuối 2023, dư nợ tín dụng BĐS đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng dư nợ, tốc độ tăng đạt khoảng 24,27% - cao hơn mặt bằng chung.

Một số liệu thống kê khác của TS Cấn Văn Lực cho biết, trong cơ cấu vốn của lĩnh vực BĐS năm 2021-2022, thông thường, vốn tín dụng NH chiếm khoảng 40-50%; riêng năm 2022, chiếm đến gần 74% do thị trường vốn suy giảm. Điều đó cho thấy NH vẫn đang “gánh đỡ” phần lớn nguồn vốn cho BĐS và không hề thắt chặt.

Với các Chỉ đạo của Chính phủ giao NHNN tại Nghị quyết 33, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng vốn tín dụng sẽ còn rộng rãi hơn nữa với BĐS trong thời gian tới.

Các chuyên gia Chứng khoán VNDirect dự báo, năm 2023, với khó khăn của cả thị trường BĐS, xuất khẩu lẫn chi tiêu nội địa, tăng trưởng tín dụng có thể thấp hơn 2022 (dưới 13%). Đây có thể là một thuận lợi để tín dụng “buông lỏng” hơn với BĐS khi đây vẫn là lĩnh vực cần được kích thích và có nhu cầu vốn lớn.

TS. Cấn Văn Lực cho biết, trong cơ cấu vốn của lĩnh vực BĐS năm 2021-2022, thông thường, vốn tín dụng ngân hàng chiếm khoảng 40-50%; riêng năm 2022, chiếm đến gần 74% do thị trường vốn suy giảm. Điều đó cho thấy ngân hàng vẫn đang “gánh đỡ” phần lớn nguồn vốn cho BĐS.

>> Doanh nghiệp và Ngân hàng nói gì về việc tiếp cận tín dụng hiện nay

Theo nhiều chuyên gia, Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, BĐS KCN, các phân khúc còn thiếu cung. TS. Cần Văn Lực cho rằng chúng ta phải đi từ cách tiếp cận phù hợp, đó là: (i) phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính; (ii) kiến tạo phát triển, song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được cơ hội mới (từ nay đến 2030, khi mỗi năm Việt Nam cần khoảng 800.000 – 1 triệu tỷ đồng vốn trung dài hạn, ngoài phần vốn tín dụng ngân hàng); (iii) quan tâm kiểm soát rủi ro tài chính - BĐS; Từ cách tiếp cận đó mà sớm giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trong các vụ việc vừa qua; thực hiện Nghị định 08/2023 và Nghị quyết về phát triển thị trường BĐS (2023); Đồng thời đẩy nhanh rà soát và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc các dự án BĐS; đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, Chương trình phục hồi; phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân….; chú trọng điều tiết cung – cầu BĐS; Hoàn thiện thể chế theo hướng: sửa Luật Chứng khoán, Luật Đoanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS; cân nhắc phương án tiếp tục thực hiện Nghị định 65/2022 từ đầu năm 2024;

Bên cạnh việc cần quy định phân nhóm phân khúc BĐS để có chính sách tín dụng, vốn, tài chính phù hợp (bao gồm là căn cứ để áp điều chỉnh hệ số rủi ro), TS. Cấn Văn Lực lưu ý: “Cần có hướng dẫn, cho phép thành lập các định chế tài chính BĐS chuyên biệt: quỹ/cơ quan tiết kiệm nhà ở, quỹ REITs, Cơ quan tái tài trợ BĐS thế chấp nhà ở, chứng khoán hóa BĐS…; Có lộ trình đánh thuế BĐS phù hợp; thúc đẩy thanh toán không tiền mặt với giao dịch BĐS”.