Thặng dư thương mại từ xuất khẩu là một trong những điểm tích cực nhất của nền kinh tế sau đại dịch. Câu hỏi đặt ra là lĩnh vực này nhận được (ảnh minh họa)

Thặng dư thương mại từ xuất khẩu là một trong những điểm tích cực nhất của nền kinh tế sau đại dịch. Câu hỏi đặt ra là lĩnh vực này nhận được sự hỗ trợ gì từ chính sách hay mở rộng tiền tệ của NHNN? (ảnh minh họa)

Thế giới ngày nay liên tiếp bị tác động chồng lên nhau từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đến dịch bệnh Covid-19 và giờ là cuộc xung đột Nga – Ukraine, đã đưa đến một sự đồng thuận mới từ các nền kinh tế phát triển là cần phải giảm sự phụ thuộc lẫn nhau và hội nhập giữa các quốc gia.

Con đường tốt nhất hiện nay là kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, theo đuổi khả năng tự cung tự cấp trong một số ngành công nghệ quan trọng và áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại lên đối thủ bất kể các quy tắc trong thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình giảm sự phụ thuộc lẫn nhau này đã đưa thế giới đến tình trạng lạm phát gia tăng, thiếu hụt lao động, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, những cú sốc đối với hệ thống tài chính toàn cầu,... có làm thay đổi hệ thống tiền tệ quốc tế?

Trả lời cho câu hỏi này, bức tranh toàn cầu hóa và hệ thống tiền tệ mới của thế giới đã phần nào được phác thảo với sự xói mòn của đồng Đô la Mỹ, nhưng các đồng tiền mới có tham vọng "bá chủ" như đồng Nhân dân tệ, theo lý thuyết kinh tế học, đánh giá trên hai tiêu chí của Paul Krugman, lại chưa đủ điều kiện thay thế.

(Nguồn: Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam, UEH 2022)

(Nguồn: Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam, UEH 2022)

Vậy trong xu hướng đó liệu kịch bản nào cho thương mại toàn cầu mà các quốc gia như Việt Nam tham gia cũng như hệ thống tiền tệ nào được lựa chọn cho chuỗi thương mại đó?

Kịch bản đầu tiên trong thương mại toàn cầu sẽ tạo ra những tổn thất kinh tế rất lớn mà trong đó các quốc gia lớn đang kiểm soát tình huống trong việc quản trị những xung đột, và Việt Nam nên nghĩ về một kịch bản thứ hai, theo đó Việt Nam nên đạt được sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và yêu cầu của toàn cầu hóa.

>>> Thắt chặt tiền tệ vào nhóm rủi ro đe dọa tăng trưởng kinh tế 2022

Nghĩa là Việt Nam tranh thủ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng để thu hút đầu tư, thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế từ hoạt động xuất khẩu theo cách tiếp cận sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu của các nền kinh tế phát triển.

Và với chiến lược này thì không tránh khỏi những tác động bất lợi từ hoạt động thương mại toàn cầu mà các nền kinh tế lớn áp đặt. Việc quản trị các mối quan hệ này với các nước lớn trong thương mại toàn cầu là rất quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa thị trường. Do vậy, bước đầu tiên phải tạo ra sự cân bằng trong thương mại quốc tế giữa các nền kinh tế, để tránh những thiệt hại do những lệnh trừng phạt đơn phương gây ra.

(Nguồn: Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam, UEH 2022)

(Nguồn: Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam, UEH 2022)



Một trong bốn nguyên nhân của sự suy giảm trong thương mại toàn cầu là vấn đề phân phối lại thu nhập từ lợi ích toàn cầu hóa. Bài học quan trọng của lý thuyết kinh tế là thương mại mang lại lợi ích cho đất nước khi các mối quan hệ về phân phối được giải quyết.

Một trong những lối thoát của nền kinh tế Việt Nam sau đợt dịch lần thứ 4 là hoạt động xuất khẩu. Thặng dư thương mại đã cải thiện kể từ tháng 9/2021 đến nay, nhưng liệu những lĩnh vực này được hỗ trợ gì từ những chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch hay từ sự mở rộng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước?

* Khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TPHCM, UEH