>>>TP.HCM: Không để người dân về mà không có cơ hội đón tết

Tham luận tại Hội nghị ông Lâm Đình Thắng - Giám đốc Sở TTTT TP.HCM cho biết, qua dịch COVID-19, các cấp lãnh đạo đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đây là bước chuyển mình quan trọng có vai trò cốt lõi để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố.

TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - Ảnh: TTBC.

TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - Ảnh: TTBC.

Theo ông Thắng, trong năm 2022, Chương trình chuyển đổi số và Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ về tổ chức lại cơ chế chỉ đạo điều hành và hình thành các chính sách nền tảng, đòn bẩy. Thành phố cần thống nhất các Ban chỉ đạo về chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử thành một Ban chỉ đạo duy nhất do đồng chí Chủ tịch UBND TP.HCM làm Trưởng ban để thống nhất trong chỉ đạo.

Cùng với đó, Thành phố tập trung xây dựng chính quyền số, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công, mang lại các tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp với những mục tiêu cao như cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm (đối với những dịch vụ công đủ điều kiện).

“Đặc biệt, Thành phố sẽ triển khai một ứng dụng di động thống nhất nhằm nâng cao sự tương tác giữa chính quyền và người dân và ngược lại, giữa người dân với chính quyền. Theo đó, người dân chỉ cần vào một app duy nhất để giao tiếp với chính quyền Thành phố ở các lĩnh vực, được phản ánh trên tổng đài 1022, được nhận kết quả dịch vụ công, được tra cứu thông tin trên hệ thống bản đồ chung, đánh giá sự hài lòng đối với từng xã, phường, thị trấn”, ông Thắng cho biết.

>>>Hải Phòng: Cần nguồn nhân lực cho chuyển đổi số

Thông qua ứng dụng, chính quyền Thành phố cũng sẽ có công cụ truyền thông, khảo sát người dân trên diện rộng nhanh và chi phí thấp. Đồng thời, lãnh đạo Thành phố có thể biết kết quả từng phường xã, thị trấn giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân. Đây cũng là một trong những giải pháp để phát triển công dân số, xã hội số.

Theo Giám Sở TTTT TP.HCM, Thành phố hiện có hơn 144.000 người nghèo, nhiều khả năng một số người không nhỏ không có điện thoại thông minh. Do đó, cần một chương trình hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo - Ảnh: TTBC.

Theo Giám Sở TTTT TP.HCM, Thành phố hiện có hơn 144.000 người nghèo, nhiều khả năng một số người không nhỏ không có điện thoại thông minh. Do đó, cần một chương trình hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo - Ảnh: TTBC.

Liên quan đến vấn đề dữ liệu, Giám đốc Sở TTTT TP.HCM cho biết, Thành phố tập trung giải quyết vấn đề liên thông, kết nối dữ liệu ở phạm vi toàn thành phố và phát triển kho cơ sở dữ liệu dùng chung. Thành phố tiếp tục hoàn thiện các giải pháp công nghệ, khai thác Kho dữ liệu dùng chung trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố.

Giám đốc Sở TTTT TP.HCM cũng cho rằng, trong quá trình chuyển đổi số, sẽ có một bộ phận người dân vì nhiều điều kiện có khả năng không theo kịp sự chuyển động chung của xã hội, trong đó có người nghèo. Thành phố hiện có hơn 144.000 người nghèo, nhiều khả năng một số người không nhỏ không có điện thoại thông minh. 

"Do đó, cần một chương trình hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo, người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn để vừa không để ai bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển thần tốc của chuyển đổi số, vừa tạo điều kiện để phát triển công dân số, xã hội số", ông Thắng nói và cho biết, Sở TTTT TP.HCM sẽ phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội rà soát, hỗ trợ 50 - 70% người nghèo chưa có điện thoại thông minh trong năm 2022.