>>> Kinh tế Việt Nam 2023: Vững vàng vượt qua thách thức

Đây cũng là thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm tới.

 áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất vẫn là thách thức ở 2023

Áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất vẫn là thách thức ở 2023. Ảnh minh họa: Quốc Tuấn

Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề "Lành mạnh hoá thị trường tài chính và thị trường bất động sản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững", TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 khó khăn, thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm 2023.

Thứ nhất, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi; một số khu vực, quốc gia, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam có thể rơi vào suy thoái nhẹ, làm giảm lực cầu xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch quốc tế.

Thứ 2, giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi 2022 - 2023 vẫn còn chậm.

Thứ 3, áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất còn tăng và vẫn là thách thức lớn trong năm 2023.

Thứ 4, nợ xấu tiềm ẩn có thể gia tăng trong thời gian tới.

Thứ 5, rủi ro thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa giảm rõ rệt.

Thứ 6, thị trường lao động xuất hiện dấu hiệu đáng lo ngại.

Theo ông, năm 2023, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và một số nước có thể rơi vào suy thoái cục bộ, ngắn hạn và so với mức nền cao của năm 2022, dự báo cũng sẽ tăng chậm lại, nhưng vẫn đứng ở mức khá. Theo kịch bản cơ sở là vào khoảng 6 - 6,5%.

Xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, 3 trụ cột chính của tăng trưởng GDP vẫn sẽ tiếp tục đảm bảo tăng trưởng khá. Trong đó, xuất khẩu dự báo tăng khoảng 8 - 10%, đầu tư (trong và ngoài nước) tăng khoảng 8%, tiêu dùng cuối cùng tăng khoảng 9 - 10%.

Nhìn lại 2023, TS Cấn Văn lực nêu ra 8 kết quả tích cực của nền kinh tế, trong đó đáng chú ý là sản xuất công nghiệp, tiêu dùng phục hồi và xuất, nhập tiếp tục tăng trưởng tích cực. Trong đó, xuất khẩu năm 2022 ước đạt 380 - 384 tỉ USD, tăng khoảng 14%, cán cân thương mại thặng dư (khoảng 10 tỉ USD), góp phần hỗ trợ ổn định tỷ giá và các cân đối vĩ mô khác.

>>> Fed, tỷ giá và nới room tín dụng của Việt Nam

Tại cuối tháng 11 vừa qua, Việt Nam vừa đạt cột mốc xuất, nhập khẩu 700 tỷ USD, hứa hẹn những mục tiêu kế tiếp với cột mốc xuất nhập khẩu 1.000 tỷ USD có cơ hội hiện thực khi môi trường kinh tế toàn cầu thuận lợi hơn.

Giải ngân FDI vào Việt Nam cũng là điểm sáng và cho thấy nền kinh tế tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp dài hạn, với ước đạt 21 - 22 tỉ USD, tăng 13% so với năm trước.

Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo chuyên đề - Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Cấn Văn Lực phát biểu tại hội thảo chuyên đề - Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Đáng chú ý, theo TS Cấn Văn Lực, lãi suất và tỷ giá tăng mạnh song vẫn trong tầm kiểm soát; dự báo tỷ giá năm 2022 tăng khoảng 8 - 9% so với đầu năm (trong bối cảnh đồng USD tăng giá, đã tăng khoảng 12% so với đầu năm).

Tại thời điểm hiện nay, sau giai đoạn căng thẳng của tỷ giá hối đoái tháng 10 và tháng 100, cặp ngoại hối VND/USD đã hạ bớt nhiệt độ và NHNN đã bắt chào mua lại ngoại tệ. CTCK VDSC cho rằng đây chính là thời điểm tốt để NHNN củng cố trở lại dự trữ ngoại hối quốc gia sau giai đoạn phải sử dụng một phần bán ra nhằm can thiệp, ổn định tỷ giá.

Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn cho rằng nhìn chung, tỷ giá vẫn đang là biến số đi cùng lãi suất rất cần linh hoạt theo dõi khi áp lực còn ở phía trước, với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dù đã tạm giảm bớt mức nâng lãi suất gần nhất, nhưng chưa hề có tín hiệu giảm chính sách tiền tệ "diều hâu".

Những diễn biến đã nóng trở lại trên thị trường năng lượng trong chặng cuối của mùa đông ở các quốc gia phát triển, bên cạnh đó là chiến sự Nga- Ukraine vẫn liên tục có “biến mới”, rủi ro nợ ở các quốc gia hiện hữu đi nguy cơ suy thoái kinh tế, khiến mọi dự báo ngay từ bây giờ trở nên khó đoán hơn.

TS Cấn Văn Lực cho rằng năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm mạnh từ 6% năm 2021 xuống khoảng 3% năm 2022 và 2,2 - 2,7% năm 2023; nhiều nền kinh tế như Mỹ, châu Âu phải đối mặt với rủi ro suy thoái trong năm 2023.

6 rủi ro, thách thức chính mà kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt, là:

Dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác diễn biến phức tạp, khó lường.

Rủi ro địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn còn hiện hữu. Thứ 3, kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng chậm.

Lạm phát còn ở mức cao, áp lực lãi suất, tỷ giá tăng còn diễn ra (ít nhất là hết quý 2/2023), khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái ngắn hạn ở một số quốc gia.

Thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu bất thường ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế.

Cuối cùng vẫn là rủi ro tài chính (nợ công, nợ doanh nghiệp và hộ gia đình, thanh khoản thị trường tài chính...) ở mức cao khi lãi suất còn cao và tỷ giá chưa giảm nhiều.