>>>Twitter “quay xe” đồng ý bán lại cho Elon Musk với giá 44 tỷ USD

Twitter sẽ thuộc sở hữu của Elon Musk

Vào ngày 25 tháng 4, Twitter cho biết họ đã đồng ý với lời đề nghị tiếp quản từ Elon Musk, ông chủ của hãng xe điện Tesla, trong một thương vụ trị giá 44 tỷ USD.

Twitter cho biết họ đã đồng ý với lời đề nghị tiếp quản từ Elon Musk.

Twitter đồng ý sự tiếp quản của Elon Musk với thương vụ 44 tỷ USD.

Elon Musk, người đàn ông giàu nhất hành tinh với giá trị tài sản ròng ước tính 274 tỷ USD, đã đề cập đến quyền tự do ngôn luận trong các bình luận mua lại của mình, lưu ý rằng đó là một “nền tảng dân chủ”.

Ông cho biết muốn cải thiện Twitter bằng cách nâng cao sản phẩm với các tính năng mới đồng thời biến các thuật toán của nền tảng trở thành nguồn mở để tăng độ tin cậy, loại bỏ chương trình thư rác và xác thực tất cả người dùng.

Theo một số nhà phân tích, việc mua lại một Twitter tiềm năng của Musk, người đã cam kết bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên nền tảng truyền thông xã hội, có thể thu hút nhiều người trẻ hơn, mang lại cho các thương hiệu cơ hội lớn hơn để tiếp cận nhóm, cũng như tăng cường khả năng tiếp thị và truyền thông.

Theo công ty tư vấn toàn cầu Insider Intelligence, cơ sở người dùng Twitter trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 345 triệu người. Đồng thời, lượng người dùng của Twitter dự kiến sẽ ổn định ở mức 9,7% vào năm 2022.

>>>Tại sao Twitter lại xem xét đề nghị mua lại của Elon Musk?

>>>Twitter trông ra sao nếu vào tay Elon Musk?

Nhưng, Twitter vẫn “nhạt nhòa” tại Việt Nam

Theo một cuộc khảo sát về người dùng Internet được thực hiện tại Việt Nam vào quý 4 năm 2021 của Statista, công ty chuyên về thị trường và dữ liệu người tiêu dùng, khoảng 95% người dùng Internet Việt Nam đã sử dụng Facebook, đưa mạng xã hội này trở thành “nền tảng quốc dân”. Đồng thời, Zalo, một ứng dụng nhắn tin địa phương, liên tục là mạng xã hội phổ biến thứ hai, vượt qua các đối thủ toàn cầu khác như YouTube và Instagram.

Facebook đang là nền tảng chiếm ưu thế tại Việt Nam.

Facebook đang là nền tảng chiếm ưu thế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phổ biến của các nền tảng truyền thông xã hội đang thay đổi theo từng thế hệ. Trong khi Facebook và Zalo có mức độ ưa thích cao nhất trong thế hệ thiên niên kỷ và thế hệ X, thì gen Z lại có mức độ sử dụng mạng quốc tế cao hơn đáng kể, bao gồm cả Facebook, TikTok, YouTube và Instagram. Ngoài ra, TikTok đang tạo đà cho thế hệ người dùng mạng xã hội trẻ nhất trong nước, với tỷ lệ người dùng trong gen Z là 62% đang hoạt động trên nền tảng này. 

Trong khi đó, Twitter ở Việt Nam chỉ có khoảng hơn 1 triệu người dùng!

Theo một số khảo sát cho thấy, sự phát triển của Twitter ở thị trường Việt Nam đang gặp khá nhiều vấn đề, từ sự phù hợp đặc điểm văn hóa địa phương cho đến việc thích ứng của nền tảng này.

Tại sao Facebook là là một nền tảng rất được ưa thích tại Việt Nam? Với Facebook, người dùng có thể theo dõi tin tức từ những người mình quen biết, trò chuyện, trao đổi và tán gẫu, đồng thời có thể chia sẻ thông tin trong một nhóm người nhất định. Điều này giúp người dùng tạo ra một mối quan hệ hữu cơ, được hình thành dưới dạng vòng tròn. 

Còn với Twitter, các tài khoản trên nền tảng này hoạt động hoàn toàn công khai. Họ đưa ra một chủ đề và thảo luận đều mặc định dưới dạng công khai. Nhưng, Twitter lại thiếu đi những tính năng quan trọng như tạo ra những nhóm (group) riêng để trao đổi thông tin, tạo fanpage hay thiết lập các mối quan hệ cá nhân khác.

Twitter đang tràn ngập các nội dung người lớn do sự tự do ngôn luận

Twitter đang tràn ngập các nội dung người lớn do quan điểm tự do ngôn luận "quá trớn".

Đặc biệt, có một điểm khá nhạy cảm của Twitter là quyền được tự do ngôn luận một cách “quá trớn”. Với độ bảo mật thông tin tuyệt mật trên Twitter, người dùng có thể tạo ra một tài khoản nặc danh, để chế độ riêng tư và tha hồ tìm kiếm những tài khoản có chứa nội dung người lớn. Đây được coi là một nguyên nhân khiến nền tảng này trở nên “xấu xí” trong mắt người dùng tại thị trường Việt Nam.

Quan trọng hơn, Twitter với những tính năng dị biệt như chỉ cho đăng tải 280 ký tự, cũng như không có sự đa dạng các hình thức quảng cáo cùng các hệ thống tích hợp đi kèm, đã khiến cho các thương hiệu ở Việt Nam không đầu tư nhiều vào đây vì thiếu một mô hình rõ ràng để quảng cáo và đo lường lợi tức đầu tư.

Mặc dù, cũng có một số chiến dịch khá hay ho trên Twitter, đã lan truyền nhanh hơn các mạng xã hội khác, trở thành xu hướng và kết nối người dùng trẻ. Nhưng, hầu hết các thương hiệu thường thất bại khi cố gắng sử dụng Twitter để quảng bá sản phẩm thông qua đợt giảm giá. Đơn giản vì đây được định vị là xu hướng và trang tin tức, việc chia sẻ tin tức hoặc tạo ra các xu hướng mới là điều người dùng cảm thấy thú vị, chứ không phải các thứ xung quanh.

Có lẽ, ngay cả khi Elon Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới và là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, sở hữu và tham vọng thay đổi Twitter, thì nền tảng mạng xã hội này vẫn khó có “đất sống” tại Việt Nam.