>>Doanh nghiệp không đứng ngoài “sân chơi” chuyển đổi số

Từ những ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 cũng như các yếu tố bất lợi khác, tỷ lệ người thất nghiệp tại TP Đà Nẵng vẫn giữ ở mức cao chưa có dấu hiệu giảm sút nhiều. Đây cũng là vấn đề khiến địa phương đau đầu bởi trong giai đoạn tới, các mục tiêu dài hơi về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được hoạch định.

Theo số liệu điều tra của Cục thống kê Đà Nẵng, dân số trung bình năm 2021 toàn thành phố ước đạt 1.195,5 nghìn người, tăng 26 nghìn người (tăng 2,22% so với năm 2020). Trong đó dân số thành thị 1.044,3 nghìn người (chiếm 87,4%), dân số nông thôn 151,2 nghìn người (chiếm 12,6%).

a

Theo báo cáo của Cục thống kê Đà Nẵng, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 sơ bộ là 8,76%.

Tại kết quả sơ bộ điều tra lao động việc làm năm 2021, lực lượng lao động trong độ tuổi của thành phố Đà Nẵng tiếp tục giảm so với năm 2020, sơ bộ đạt 584,5 nghìn người, giảm hơn 1,6 nghìn người (giảm 0,3% so với năm 2020). Lao động 15 tuổi trở lên làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 khoảng 539,9 nghìn người (tăng 5,4 nghìn người so với năm 2020).

Theo báo cáo của Cục thống kê Đà Nẵng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng, nhiều lao động bị mất việc hoặc phải nghỉ giãn việc, tỷ lệ thất nghiệp tại Đà Nẵng tiếp tục ở mức cao. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2021 sơ bộ là 8,76%, thấp hơn tỷ lệ 9,41% của năm 2020, song còn rất cao so với nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đồng thời, năng suất lao động (NSLĐ) chung toàn nền kinh tế (bao gồm cả thuế sản phẩm) năm 2021 tính theo giá hiện hành ước đạt 194,6 triệu đồng/người/năm, giảm 0,83%. NSLĐ bình quân giữa các khu vực ước đạt 175 triệu đồng/người/năm, giảm 0,64%. Việc áp dụng biện pháp thực hiện giãn cách xã hội đã buộc các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phải cắt bớt giờ làm việc của lao động, giãn ca, kiếp... dẫn đến NSLĐ không đạt như mong muốn.

Ông Trần Văn Vũ -

Ông Trần Văn Vũ - Cục trưởng Cục thống kê Đà Nẵng Đà Nẵng nhận định Đà Nẵng đang thuộc top các địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước.

Ông Trần Văn Vũ – Cục trưởng Cục thống kê Đà Nẵng cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Đà Nẵng năm 2020 đứng đầu cả nước và tỷ lệ này đã có giảm sút vào năm 2021. Ông Vũ nhận định, vì tỷ lệ thất nghiệp nằm ở mức 8,76% nên Đà Nẵng thuộc top các địa phương có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước. Theo ông Vũ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của địa phương vẫn nằm ở mức cao.

“Nguyên nhân chính là khu vực miền Trung khó phát triển thu hút lao động và người lao động khó tìm được việc làm, đa phần người lao động sẽ tìm việc ở hai đầu Bắc và Nam. Ngoài ra, việc có nhiều sinh viên từ các tỉnh sau khi hoàn thành chương trình học vẫn ở lại địa phương trên 6 tháng cũng được tính vào lực lượng này. Một số gia đình Đà Nẵng có điều kiện kinh tế tương đối tốt nên rất kén việc làm. Cuối cùng là phương pháp luận có sự thay đổi, do đó công tác điều tra cũng sẽ có nhiều gặp nhiều khó khăn”, ông Trần Văn Vũ nói.

Cũng theo ông Vũ, cần tính toán xây dựng quỹ lao động theo chỉ tiêu của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội về con người để giải quyết nhu cầu việc làm.

Trao đổi về phương pháp luận trong điều tra lao động, bà Nguyễn Thị Kiều Liên – Trưởng phòng thống kê tổng hợp (Cục thống kê Đà Nẵng) cho hay đối với việc điều tra lao động của ngành chức năng đều thực hiện theo đúng quy ước quốc tế. Trong đó, quy định để xác định thời gian tham chiếu số người có việc làm trong 7 ngày hoặc 30 ngày người lao động có hoạt động kinh tế thì được xem là có việc làm.