>>Mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt tăng mạnh

Ứng dụng “mua sắm như tỷ phú” Temo

Ứng dụng “mua sắm như tỷ phú” Temo

Trong quảng cáo, Temu đi thẳng vào vấn đề, trực tiếp khoe thế mạnh của mình là giá cả cực kỳ hời thông qua những ca từ như “giá quá sốc”, “tôi cảm thấy mình thật giàu có”, “tôi mua sắm như tỷ phú vậy”. Mức giá cực kỳ tốt này, so với tiêu chuẩn của một số nước phương Tây, cho phép khách hàng có thể mua sắm hàng đống đồ trên Temu mà không lo cháy túi.

Temu đã có một khoảng thời gian làm ăn rất ngon lành ở Mỹ. Dữ liệu từ Marketplace Pulse cho thấy đến tháng 10/2022, Temu là ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất, vượt hơn cả Amazon, Target hay Walmart. Đến nay Temu vẫn đang phát triển mạnh mẽ, với 5 triệu lượt tải từ iOS và 2 triệu lượt tải từ Android hồi tháng trước, theo thống kê của Sensor Tower.

Với tham vọng tiếp tục tiến xa hơn nữa, Temu chọn phương án “hoành tránh” nhất, gây chú ý nhất (và cũng tốn tiền nhất) để quảng bá bản thân đến công chúng, đó chính là mua suất quảng cáo tại giải Super Bowl (được coi là sự kiện thể thao hàng đầu và là suất quảng cáo đắt đỏ nhất ở Mỹ). Đại diện Temu cho biết với màn ra sân ấn tượng này, họ muốn truyền đến thông điệp rằng ai cũng có quyền tự do mua sắm với mức giá ổn định mà Temu đem đến.

Câu chuyện của Temu

Xuất hiện bất thình lình và phát triển mạnh mẽ, Temu khiến nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về “gốc gác” của ứng dụng này. Theo website Temu, thì Temu ra mắt tại Boston vào năm 2022 dưới trướng công ty mẹ là PDD Holdings Inc. Đây là thương hiệu sở hữu sàn TMĐT Pindoudou của Trung Quốc, một ứng dụng mua sắm cũng nổi bật không kém với hơn 750 triệu người dùng hằng tháng trong quý đầu tiên năm 2022.

Temu khiến nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về “gốc gác” của ứng dụng này

Temu khiến nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về “gốc gác” của ứng dụng này

 >>Thương mại di động: Xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng

Theo những gì Temu viết, mục tiêu của họ là kết nối khách hàng và nhà bán, cung cấp những món đồ chất lượng cao giá phải chăng, với sứ mệnh “truyền sức mạnh để khách hàng sống cuộc sống tốt nhất”.

Một yếu tố hấp dẫn khác của Temu trong mắt khách hàng chính là giảm giá và mã khuyến mãi. Nếu đăng ký nhận thông báo, người dùng được tặng voucher giảm 20%. Sinh viên được giảm 15%. Trên Twitter, Temu cũng thường gửi link phiếu giảm giá. Hoặc chính sách tặng một phần quà miễn phí cho những người mời người khác đăng ký trở thành người dùng mới.

Liệu có phải Shein thứ hai?

Đây không phải lần đầu tiên một công ty khởi nghiệp do Trung Quốc đứng sau “phá đảo” thị trường TMĐT Mỹ bằng những mặt hàng giá rẻ. Trước đó cửa hàng thời trang nhanh trực tuyến Shein cũng đạt được đột phá lớn trong mùa dịch, trong khi các đối thủ khác bị chững lại vì không thể bán hàng trực tiếp như thông thường. Nổi lên nhờ TikTok, số lượt tải xuống Shein nhanh chóng đạt 193 triệu vào năm 2021, trong khi năm 2019 chỉ có 67 triệu lượt tải.

Thị trường mục tiêu của Shein là Mỹ. Đây là khu vực lớn nhất về doanh thu và thứ hai về mức độ sử dụng của Shein.

Mặc dù vậy, định giá của Shein biến động khá nhiều. Năm 2019, Shein được định giá 5 tỷ USD. Đầu năm 2022 tăng vọt lên 100 tỷ USD. Nhưng đến năm 2023, mức giá giảm xuống còn 64 tỷ USD. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu có phải người mua cũng đang dần từ bỏ thói quen mua sắm hàng siêu rẻ hay không.

Một số chuyên gia nhận định rằng có thể Temu đã chọn đúng được khoảng hở của thị trường, nơi mà các thương hiệu không bỏ quá nhiều chi phí sản xuất, nhưng giá cả lại bị độn ở những khâu khác, điểm khác. Khi đó Temu có cơ hội đưa đến những sản phẩm giá cả phải chăng hơn. Thế nhưng đôi khi mức giá quá rẻ cũng khiến người ta nghi ngại, vì dù sao vẫn còn đâu đó những suy nghĩ “tiền nào của nấy”.