ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI khẳng định, cùng với quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh, năm 2018 cũng đánh dấu những chuyển động mạnh mẽ của cơ quan nhà nước trong hoạt động cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành về mặt chính sách.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI khẳng định năm 2018 đã đánh dấu những chuyển động mạnh mẽ của cơ quan nhà nước trong hoạt động cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành về mặt chính sách.

Năm 2018: Bước chuyển mạnh mẽ trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành

Đăng đàn tại hội thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI khẳng định, cùng với quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh, năm 2018 cũng đánh dấu những chuyển động mạnh mẽ của cơ quan nhà nước trong hoạt động cải cách thủ tục kiểm tra chuyên ngành về mặt chính sách.

Dẫn nguồn số liệu thống kê của cơ quan hải quan, ông Tuấn cho biết từ quý II/2015 đến quý I/2018 số mặt hàng thuộc diện quản lý và phải kiểm tra chuyên ngành đã giảm 4.403 mặt hàng, trong đó Bộ Y tế giảm 868 mặt hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giảm 1.069 mặt hàng; Bộ Khoa học và Công nghệ giảm 532 mặt hàng; Bộ Công Thương giảm 989 mặt hàng.

Đáng nói, ông Tuấn cho hay phần lớn các Bộ đã sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định 2026/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

“Tính đến tháng 6/2018 đã có đến 93% các văn bản đã được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu”, ông Tuấn nói.

Một mặt hàng chịu sự giám sát của nhiều Bộ

Mặc dù vậy, ông Tuấn cũng cho rằng hoạt động kiểm tra chuyên ngành vẫn còn tồn tại một số “điểm nghẽn” liên quan đến tư duy trong hoạch định chính sách.

“Đây sẽ là thách thức không hề nhỏ khi thực hiện cải cách trong lĩnh vực này”, ông Tuấn nói.

Dẫn nguồn thống kê của Bộ Tài chính, ông Tuấn cho hay hiện vẫn có 18 nhóm mặt hàng cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định.

“Ví dụ điển hình như các dòng sản phẩm nồi cơm điện, nồi áp suất, nồi hấp, nồi chiên… phải chịu sự quản lý của 3 Bộ đó là Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Công Thương; Bộ Y tế quản lý. Hay như đối với xe ô tô con, loại 9 chỗ trở xuống, cũng do 3 Bộ quản lý là: Bộ Giao thông và Vận tải; Bộ Khoa học và Công nghệ; và Bộ Công Thương quản lý…”, ông Tuấn dẫn chứng.

thống kê của Bộ Tài chính, ông Tuấn cho hay hiện vẫn có 18 nhóm mặt hàng cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định.

Theo thống kê của Bộ Tài chính hiện vẫn có 18 nhóm mặt hàng cùng lúc phải thực hiện nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định.

Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp của các cơ quan nhà nước đưa ra là “loại bỏ những chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành”, “sửa đổi các quy định liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng một mặt hàng chỉ điều chỉnh bởi một văn bản và do một đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra”.

Theo đánh giá của VCCI đây là giải pháp đúng đắn, nhưng lại không dễ thực hiện bởi 2 lý do:

Thứ nhất, một mặt, trong các Bộ hiện đang cùng quản lý một sản phẩm. Vậy tiêu chí nào để xác định một Bộ thích hợp nhất để quản lý sản phẩm đó?

Thứ hai, mỗi Bộ hiện đang quản lý sản phẩm liên quan theo một cơ chế riêng. Vậy tiêu chí nào để xác định cơ chế thích hợp nhất cho sản phẩm đó để vừa đảm bảo mục tiêu quản lý của nhà nước vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp?

Do đó, để khắc phục những vấn đề trên, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng, cần có tiêu chí thống nhất để xem xét việc loại bỏ/giữ lại các hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành để tránh tình trạng hoạt động rà soát để loại bỏ các loại hàng hóa thuộc diện này thực hiện thiếu đồng bộ, nhất quán.

Đồng thời, thay đổi cơ chế quản lý đối với hoạt động kiểm tra chuyên ngành một cách đồng bộ ở tất cả các lĩnh vực. Theo đó tạo cơ chế cho tư nhân tham gia vào hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa và nhà nước kiểm soát thông qua điều kiện của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này.

Đối với những lĩnh vực đã “mở” cho tư nhân tham gia thì cần có cơ chế để tránh tình trạng độc quyền của một tổ chức/doanh nghiệp thực hiện”, ông Tuấn khẳng định.