Giá dầu “neo” cao, PLX kinh doanh ra sao?

Giá dầu có thể lên 110 USD/thùng

Giá dầu Brent tiếp tục đà tăng mạnh trong năm 2022 ( tăng 30% kể từ đầu năm) và lần đầu tiên vượt mốc 100 USD/thùng kể từ tháng 09/2014 sau khi Nga quyết định tấn công Ukraine.

Giá dầu Brent tiếp tục duy trì đà tăng mạnh mẽ trong năm 2022 (+30% kể từ đầu năm) (USD/thùng) Nguồn: BLOOMBERG, VNDIRECT RESEARCH

Giá dầu Brent tiếp tục duy trì đà tăng mạnh mẽ trong năm 2022 (+30% kể từ đầu năm) (USD/thùng) Nguồn: BLOOMBERG, VNDIRECT RESEARCH

Giữa lúc thị trường dầu thô toàn cầu đang trong tình trạng thắt chặt nguồn cung do việc cắt giảm các khoản đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn trong suốt nhiều năm trong khi nhu cầu đang phục hồi sau đại dịch, thì động thái mới nhất của Nga càng làm trầm trọng hơn mối lo ngại này.

Tuy nhiên, dữ liệu lịch sử cũng chỉ ra rằng, giá dầu thường đã phản ảnh trước một phần mối lo về các sự kiện căng thẳng địa chính trị và có thể sẽ duy trì đà tăng trong một thời gian ngắn (2- 3 tuần lễ) trước khi quay trở lại mức cân bằng để phản ánh tình trạng cung cầu thực tế trên thị trường.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, những tín hiệu tích cực về việc hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ là cứu cánh cho thị trường năng lượng với nguồn cung bổ sung theo ước tính là hơn 1 triệu thùng/ngày.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng vừa thông báo sẽ phối hợp với các quốc gia khác như Nhật và Úc để xả dầu từ kho dự trữ chiến lược, giúp cân bằng lại thị trường.

Nhìn chung, theo quan điểm của VNDirect áp lực tăng giá sẽ vẫn tiếp tục duy trì trong một thời gian ngắn sắp tới, giá dầu Brent có thể đạt đỉnh ở vùng giá quanh 105-110 USD/thùng. Sau đó, giá dầu sẽ dần hạ nhiệt và ổn định quanh mức 90 USD/thùng trong một vài tháng tới nhờ nguồn cung bổ sung tiềm năng đến từ Mỹ, Iran và OPEC.

Với mặt bằng giá dầu được dự báo neo cao trong thời gian tới, nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ không chỉ được hưởng lợi trong ngắn hạn, mà triển vọng dài hạn cũng sẽ được củng cố hơn khi giá dầu cao sẽ thúc đẩy các hoạt động Thăm dò và Khai thác dầu khí, giúp cải thiện nền tảng cơ bản của ngành.

 Giá dầu thường tăng trong ngắn hạn do xung đột và căng thẳng địa chính trị trước khi bình ổn trở lại Nguồn: BLOOMBERG, VNDIRECT RESEARCH

 Giá dầu thường tăng trong ngắn hạn do xung đột và căng thẳng địa chính trị trước khi bình ổn trở lại Nguồn: BLOOMBERG, VNDIRECT RESEARCH

Phân bón, thép tăng giá

Bên cạnh ngành dầu khí hưởng lợi từ việc giá dầu neo ở mức cao cùng với động thái cấm xuất khẩu Amoni nitrat (NH4NO3) của Nga có thể đẩy giá phân đạm trên toàn cầu tiếp tục tăng.

Mặc dù chỉ chiếm 16,5% thị phần xuất khẩu phân đạm toàn cầu, nhưng Nga sản xuất amoni nitrat, thành phần quan trọng trong sản xuất phân bón và chiếm gần 66% nguồn cung toàn cầu. Bên cạnh đó, Nga còn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu phân NPK. Do đó các nhà sản xuất phân đạm tại Việt Nam như DCM, DPM có thể được hưởng lợi từ việc giá phân bón duy trì ở mức cao trong thời gian tới cũng như nhu cầu xuất khẩu tăng cao.

Trong khí đó, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng đã gây gián đoạn không nhỏ đến chuỗi cung ứng mặt hàng thép. Theo Hiệp hội thép thế giới (WSA), 2 quốc gia này đã sản xuất 97,4 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 57 triệu tấn thép trong năm 2021.

Ngay sau khi xung đột có dấu hiệu leo tháng từ ngày 24/2, một số nhà sản xuất thép hàng đầu tại Ukraine (bao gồm Metinvest và ArcelorMittal) đã có kế hoạch cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức tối thiểu do hoạt động vận chuyển đường sắt và cảng bị đình trệ. Trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Nga đứng trước nguy cơ bị nhiều quốc gia cấm vận.

VNDirect cho rằng các nhà xuất khẩu thép hàng đầu của Việt Nam có cơ hội gia tăng sản lượng trong thời gian tới. Đặc biệt tại EU, Nga và Ukraine lần lượt là 2 quốc gia xuất khẩu thép lớn thứ 2 và 4 vào khu vực này trong 11 tháng đầu năm 2021 với khoảng 21% tổng sản lượng, theo Eurofer. EU cũng là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2021, chủ yếu là mặt hàng tôn mạ.

Do đó, những doanh nghiệp hàng đầu như HSG và NKG có thể được hưởng lợi từ diễn biến này.

Vàng sẽ dừng tăng?

Chiến sự Nga - Ukraine: Giá vàng tiến sát mốc 65 triệu đồng/lượng

Vàng vốn dĩ được coi là “tài sản trú ẩn an toàn” và dữ liệu lịch sử cho thấy mỗi khi các cuộc xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy vậy, đà tăng của giá vàng thường không kéo dài và sẽ quay đầu giảm trở lại khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt. Thống kê lịch sử cho thấy, mỗi khi sự kiện xung đột và căng thẳng địa chính trị diễn ra thì giá vàng thường lập đỉnh trong vòng 2-3 tuần sau đó, với mức tăng bình quân khoảng 4,3%. Sau đó, giá vàng có xu hướng quay đầu giảm khi tình hình căng thẳng hạ nhiệt.

Trong khoảng thời gian 3-12 tháng, tác động của sự kiện đến giá vàng sẽ phai nhạt. Động lực khi đó của giá vàng sẽ phụ thuộc vào các số liệu kinh tế và chính sách tiền tệ nhiều hơn. Trong bối cảnh cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất điều hành trong cuộc họp giữa tháng 3 tới đây thì áp lực đè lên giá vàng sẽ lớn dần.

“Chúng tôi cho rằng đà tăng ngắn hạn của giá vàng có thể sớm kết thúc và bước vào một giai đoạn điều chỉnh khi FED đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ và tăng lãi suất điều hành trong năm 2022”, chuyên gia VNDirect nhận định.