>>VCCI kiến nghị 8 giải pháp với Quốc hội

Để trước các kỳ họp có thể gặp gỡ các đại biểu và thông tin đến những vấn đề theo quan điểm của VCCI, đồng thời lắng nghe ý kiến của các đại biểu biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Gia Thoả

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Gia Thoả

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề xuất tại cuộc làm việc với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chiều 19/8.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh một số vấn đề quan trọng.

Thứ nhất, tôi đánh giá cao báo cáo của VCCI không chỉ cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động của VCCI, mà còn khái quát bức tranh để có thể hình dung về doanh nghiệp Việt Nam và môi trường kinh doanh hiện nay, những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp dưới tác động của dịch Covid-19. Tình hình triển khai các giải pháp của Chính phủ, các bộ, ngành hỗ trợ doanh nghiệp, các khó khăn vướng mắc và đề xuất.

Thứ hai, tôi xin khẳng định lại vai trò và đóng góp quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và đổi mới, phát triển đất nước trong đó có vai trò của VCCI.

VCCI đã trở thành đầu mối, là cầu nối, là địa chỉ đáng tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Tôi đánh giá cao và ghi nhận vai trò của VCCI, trong gần 60 năm qua VCCI luôn nỗ lực cố gắng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân Việt Nam, cho nền kinh tế Việt Nam.

VCCI cơ bản đã làm tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các hiệp hội doanh nghiệp và người sử dụng lao động Việt Nam.

Thực hiện có hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. VCCI đã tích cực nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế, doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

>>VCCI - “điểm tựa” cho cộng đồng doanh nghiệp

>>VCCI sẽ tạo ra sự “khác biệt” cho các hội viên

>>VCCI lắng nghe khuyến nghị từ các hội viên mới

Đảm bảo các nghị quyết, văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, phản ánh được ý kiến, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp. đảm bảo tính khả thi, tạo ra những đột phá về chính sách và hành lang pháp lý, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng tốt hơn cho các hoạt động của doanh nghiệp.

VCCI đã đi đầu trong việc phát động chương trình quốc gia khởi nghiệp, và xây dựng mạng lưới các trung tâm hỗ trợ DNNVV, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong cả nước.

Đặc biệt, tôi đánh giá cao sáng kiến của VCCI trong việc thành lập hội đồng hợp tác doanh nghiệp ứng phó với Covid-19. VCCI đã chủ trì và đồng trủ trì nhiều diễn đàn đối thoại chính sách kinh tế và diễn đàn kinh doanh lớn có uy tín, tạo được nhiều tiếng vang.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng cho biết thêm, các ấn phẩm của VCCI rất có giá trị và thường xuyên tìm đọc. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị VCCI có thể cung cấp cho các đại biểu Quốc hội.

VCCI phối hợp với các cơ quan hàng năm công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây là một bộ chỉ số được đánh giá là có sự thúc đẩy cải cách từ dưới lên khi xin ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự vận hành của tổ chức hành chính được ghi nhận ngày càng đa dạng hơn.

VCCI thiết lập được quan hệ chặt chẽ với hầu hết các thể chế đại diện hỗ trợ doanh nghiệp, quan trọng nhất là giới kinh doanh trên thế giới. VCCI được cộng đồng kinh doanh quốc tế đánh giá là một trong những Liên đoàn Thương mại năng động trong các nước phát triển, với uy tín và vai trò ngày càng cao.

“Tôi ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và đóng góp quan trọng của VCCI trong công cuộc đổi mới phát triển cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp cho nền kinh tế của đất nước”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải bày tỏ.

ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và đóng góp quan trọng của VCCI trong công cuộc đổi mới phát triển cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp cho nền kinh tế của đất nước. Ảnh: Gia Thoả

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và đóng góp quan trọng của VCCI trong công cuộc đổi mới phát triển cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp cho nền kinh tế của đất nước. Ảnh: Gia Thoả

Thứ ba, Việt Nam là đất nước đang phát triển có nhiều vấn đề thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt là thời gian vừa có có những sự kiện tác động to lớn đến mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, như Covid-19, xung đột Nga-Ukraine.

 Vì vậy, tôi tán thành quan điểm cần chủ động rà soát kịp thời điều chỉnh quy định pháp luật để không tạo điểm nghẽn trong quá trình khôi phục sản xuất kinh doanh, khôi phục kinh tế.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động, ban hành các quyết sách đúng đắn, kịp thời, đảm bảo tính ổn định, đồng bộ, thống nhất, luôn đồng hành và tiếp thu các đề xuất, sáng kiến hay của doanh nghiệp, doanh nhân và VCCI trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân.

Tăng cường rà soát các văn bản và giám sát việc thi hành pháp luật, bảo đảm môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Các cơ quan của Quốc hội cần lưu ý, nghiên cứu, xem xét quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để có cách thức khung khổ phù hợp, hiệu quả hơn nhằm tạo điều kiện hoạt động cho doanh nhân, doanh nghiệp tiếp cận, tham gia đóng góp ý kiến trong suốt các công đoạn của quy trình xây dựng, ban hành văn bản.

Đồng thời, xây dựng hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế tổ chức hoạt động của doanh nhân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội trong doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tiếp tục hoàn thiện về công đoàn nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động.

Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, đồng thời tiếp tục rà soát xây dựng các cơ chế, chính sách pháp luật, tạo điều kiện và bảo vệ cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam có đủ năng lực và sẵn sàng tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, cần ban hành những chính sách phù hợp, thu hút sự quan tâm, tham gia của người Việt Nam ở nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh, chuyển gia tri thức, công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam.

Đối với VCCI, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị VCCI tiếp tục đồng hành và cùng với giới doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt vai trò là cầu nối với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế thành công, đóng góp tích cực và hiệu quả vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra. Cũng như là cầu nối để doanh nghiệp hỗ trợ, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động phòng chống dịch và mở rộng giao thương trong điều kiện bình thường mới.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Gia Thoả

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Gia Thoả

Phát huy tốt vai trò là đại diện cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân và người sử dụng lao động Việt Nam để tham gia tích cực công tác xây dựng pháp luật, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là môi trường kinh doanh tại các địa phương.

Tiếp tục đổi mới, cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp đối với các dự thảo văn bản quy phạm phát luật, theo hướng không chỉ theo hình thức đăng tải trên cổng thông tin điện tử của VCCI mà doanh nghiệp góp ý, mà cần tổ chức các hội thảo, hội nghị, toạ đàm, trao đổi trực tiếp, thảo luận làm rõ các vấn đề còn có các ý kiến khác nhau để tạo ra sự đồng thuận.

“Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến đề nghị cần có các cuộc gặp gỡ thường xuyên, với phạm vi hẹp hơn để VCCI, doanh nghiệp, doanh nhân trao đổi, phản ánh… trong bất kỳ thời điểm nào bằng hình thức gửi văn bản đến các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội”,  Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chia sẻ, vẫn thường xuyên nhận được văn bản của Hiệp hội Bất động sản của TP. HCM hay của Hiệp hội các nhà sản xuất năng lượng…

“Tất cả các kiến nghị này tôi đọc rất chăm chú và nhận thấy có nhiều điều bổ ích trong các vấn đề đó”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải bày tỏ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo VCCI. Ảnh: Gia Thoả

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chụp ảnh lưu niệm với Ban lãnh đạo VCCI. Ảnh: Gia Thoả

Tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, vận động doanh nghiệp áp dụng bộ chỉ số CSR. Đồng thời, cùng chính quyền địa phương thực hiện các bộ chỉ số, tăng cường hoạt động hỗ trợ DNNVV chuyển đổi số, hỗ trợ hiệu quả khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

Triển khai đề án xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nan, hàng năm tiến hành rà soát để cập nhật bộ tiêu chí về văn hoá kinh doanh Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua các cơ chế hợp tác quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Bản thân VCCI cần tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp… Đặc biệt, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị VCCI tổ chức một nhóm kết nối với các đại biểu Quốc hội là đại biểu HĐND các cấp và đại biểu Quốc hội, để trước các kỳ họp có thể gặp gỡ các đại biểu để thông tin đến những vấn đề theo quan điểm của VCCI và lắng nghe các đại biểu biểu Quốc hội, vì tỉ lệ doanh nhân là đại biểu Quốc hội đã có, hoặc đại biểu ở các cấp địa phương các doanh nhân cũng có tham gia vào HĐND các cấp.

Với các đề xuất kiến nghị và đề nghị các Ủy ban của Quốc hội ghi nhận những kiến nghị, đề xuất xuất của VCCI để nghiên cứu, coi đây là nguồn thông tin quan trọng từ thực tiễn để kiến nghị Quốc hội, UBTVQH xem xét tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trong thời gian tới.

Đồng thời, thể hiện mục tiêu mà Quốc hội hướng tới là nghị quyết và chính sách phải mang hơi thở của cuộc sống và đổi mới vì lợi ích của nhân dân và doanh nghiệp.