>> Xung đột Nga - Ukraine: Chính phủ Ukraine tìm nguồn tài trợ qua tiền kỹ thuật số

Các cuộc chiến tranh tiền tệ từ lâu đã được tiến hành trên thế giới, nhưng mọi thứ đang dần thay đổi, khi các quốc gia đặt mục tiêu sử dụng tiền tệ kỹ thuật số để chống lại những kẻ tấn công và rõ nhất là trước cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng. Đặc biệt, việc Mỹ và một số nước áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn đối với Nga, vấn đề này càng trở nên quan trọng. Đây cũng là động cơ thúc đẩy Nga tăng tốc phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) khi một số ngân hàng Nga đang bị từ chối truy cập vào mạng thanh toán quốc tế SWFIT.

Nga tăng tốc phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) khi một số ngân hàng Nga đang bị từ chối truy cập vào mạng thanh toán quốc tế Swift (ảnh minh hoạ)

Nga tăng tốc phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) khi một số ngân hàng Nga đang bị từ chối truy cập vào mạng thanh toán quốc tế SWIFT (ảnh minh hoạ)

Với sự ra đời của các loại CBDC, mà trong đó, Trung Quốc đang đóng vai trò tiên phong, thì kế hoạch giới thiệu đồng Rúp kỹ thuật số của Nga có thể được quốc tế sử dụng rộng rãi hơn so với tiền tệ của các cường quốc khác. Từ đó, quyền bá chủ đồng Đô la Mỹ có thể có nguy cơ suy yếu.

Đến nay, giới phân tích ngày càng đánh giá cao vai trò của tiền kỹ thuật số, có thể làm xói mòn “đặc quyền cắt cổ” mà Mỹ được hưởng từ đồng USD, là đồng tiền dự trữ chính của thế giới và do đó, cũng làm giảm khả năng in tiền, tích lũy nợ quốc gia và gia tăng thâm hụt thương mại. Như giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva đã nói gần đây: “Lịch sử của tiền tệ đang bước sang một chương mới”.

Điều này đúng, mặc dù nhiều người vẫn hướng trọng tâm vào so sánh  giữa tiền điện tử tư nhân với tiền tệ kỹ thuật số có chủ quyền, thay vì xem xét các tác động địa chiến lược như thế nào. Vấn đề là, tiền điện tử so với tiền tệ quốc gia chắc chắn rất quan trọng và các Ngân hàng Trung ương đang tập trung vào nó, vì tiền điện tử bị coi là mối đe dọa đối với trật tự tiền tệ trong nước và quốc tế. Nhưng các loại CBDC lại có một mức độ quan trọng khác. Ví dụ như đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc (e-CNY) là đồng tiền “cao cấp” nhất hiện nay trong số các cường quốc, có khả năng bảo đảm cho một thỏa thuận thương mại song phương an toàn và do đó, nó gián tiếp làm suy giảm vai trò của đồng USD.

Từ quan điểm của thương mại toàn cầu và dòng vốn, cũng như đối với trật tự kinh tế quốc tế nói chung, thì điều này có phần đáng tiếc. Nhưng trật tự đó đang bị phá vỡ do sức nặng của cuộc chiến thương mại và công nghệ, nỗi ám ảnh về an ninh và sự hình thành các khối kinh tế - chính trị cạnh tranh.

>> CBDC vào năm 2022: Gia tăng thử nghiệm và cạnh tranh

Giáo sư tại Đại học Cornell Eswar Prasad gần đây đã lưu ý rằng, chúng ta sẽ sớm chuyển sang một thế giới, nơi có quyền truy cập toàn cầu vào các phiên bản kỹ thuật số của đồng Đô la Mỹ hoặc đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và nhiều hơn nữa các loại tiền tệ chính khác. Điều đó không có nghĩa là, đồng Đô la Mỹ và đồng Nhân dân tệ sẽ sớm cạnh tranh trong bình đẳng, như cái cách mà tiền tệ đang giao dịch, hoặc tiền tệ mà các quốc gia đang dự trữ ngoại hối của họ. Nhưng cán cân quyền lực dường như đã thay đổi.

Vào năm 2020, Phó Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ Quốc tế đã lưu ý: "Nếu một số CBDC được áp dụng rộng rãi và cạnh tranh, thì lượng dự trữ có thể trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, vai trò tài trợ thương mại của các CBDC có tầm quan trọng trước mắt hơn. Ví dụ, đồng eCNY sẽ cải thiện việc sử dụng đồng Nhân dân tệ để giải quyết thương mại song phương với nhiều quốc gia vì lý do chính trị.

Theo đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với khoảng 30 quốc gia, một số nước như Nga có lý do để ngày càng sử dụng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn, nhằm giải quyết thương mại song phương với Trung Quốc thông qua chuyển khoản ngân hàng bằng Hệ thống thanh toán liên ngân hàng Trung Quốc.

Và khi có sẵn đồng eCNY, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho các giao dịch đã được phê duyệt như vậy. Nhưng yếu tố quyết định để sử dụng Nhân dân tệ trên phạm vi toàn cầu, là Trung Quốc phải tự do hóa hoàn toàn các tài khoản vốn và phát triển hơn nữa thị trường tài chính của mình.

Trong khi đó, Nga đang đẩy nhanh nỗ lực phát triển CBDC trước các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra đối với ngành tài chính của họ từ Mỹ và EU. Với mối đe dọa về việc các ngân hàng Nga có thể bị ngắt kết nối khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, Moscow đang nỗ lực phát triển CBDC với nỗ lực cung cấp cho các ngân hàng trong nước khả năng thanh khoản quốc tế nếu điều này xảy ra.

Dù sao, Mỹ đã là quốc gia chậm trễ trong việc phát triển CBDC của riêng mình và theo nhiều nhận xét, về lâu dài, việc thiếu vắng sự lãnh đạo của Mỹ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn, có thể gây ra những hậu quả địa chính trị, đặc biệt nếu Trung Quốc duy trì lợi thế đi đầu trong phát triển CBDC.

Trước đó, Mỹ có thể là quốc gia giám sát và điều tiết hầu hết các luồng thanh toán kỹ thuật số bằng USD trên toàn thế giới. Nhưng các hệ thống thanh toán mới có thể hạn chế khả năng theo dõi dòng chảy xuyên biên giới của các nhà hoạch định chính sách.