Nhìn ở góc độ này thì Trung Quốc là một nền văn minh và nguồn lực rất lớn. Trong lịch sử ông cha chúng ta cũng học hỏi và tiếp thu rất nhiều từ nền văn minh của Trung Quốc. Tại những giai đoạn lịch sử nhất định, Việt Nam cũng đã giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.

muốn phát huy và nhân rộng sức mạnh truyền thống đó thì trước tiên phải có sự đồng thuận, trên dưới đồng lòng.

Muốn phát huy và nhân rộng sức mạnh truyền thống, trước tiên phải có sự đồng thuận, trên dưới đồng lòng.

Thế nhưng lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng, đứng bên cạnh một nước láng giềng lớn, với sức bành trướng mạnh thì chúng ta không thể lơ là mất cảnh giác được. Nhất là trong thời điểm này, Trung Quốc với ý đồ muốn vươn lên thành cường quốc, thì ai cũng nhận thức được vấn đề biển Đông có vị trí quan trọng như thế nào. Và việc này đương nhiên liên quan đến chúng ta, vì đó là một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ nước.

Những gì Trung Quốc đã làm trên Biển Đông thời gian qua chứng tỏ, đất nước này không bao giờ từ bỏ ý đồ thao túng Biển Đông.

Điều quan trọng nhất bây giờ là phải giáo dục cho người dân Việt Nam ý thức về giữ gìn lãnh thổ quốc gia. Bài toán khó nhất là vừa giữ được hòa hiếu giữa hai nước, lại vẫn giữ được chủ quyền quốc gia.

Chúng ta không gây hận thù, không thổi phồng nguy cơ, nhưng phải cảnh giác. Đặc biệt, cần có sự đồng thuận và nhất trí từ bên trong nội bộ của chúng ta. Khi bên trong nhất trí thì chúng ta luôn có đủ sức mạnh để đương đầu với tất cả các nguy cơ từ bên ngoài.

Các nhà khoa học như những người làm sử chúng tôi hay những nhà nghiên cứu về đại dương, chính trị… đều có thể tiếp cận được vấn đề. Nhưng rất cần sự nhất trí từ trên từ các nhà lãnh đạo cho đến nhận thức của người dân như cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua.

Phải có bài bản trên nền tảng nhất trí, đồng thuận, “lớp lang” mặt này cứng rắn, mặt kia mềm mại. Miễn để làm sao chúng ta có thể ứng phó được với mọi nguy cơ từ Biển Đông mà Trung Quốc tạo ra.

Ý kiến về việc “bảo vệ cho được độc lập chủ quyền nhưng không để xảy ra chiến tranh là bài toán hóc búa, thử thách nghiêm trọng của thế hệ chúng ta và cả con em chúng ta” của Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú là hoàn toàn đúng.

Việc này đang diễn ra và trên thực tế chúng ta cũng đang phải ứng phó hàng ngày, hàng giờ như việc cắt cáp Bình Minh, tàu Hải Dương… đặc biệt bây giờ Trung Quốc còn xây dựng cả một hệ thống đảo. Điều này rất khác lời hứa của họ với thế giới khi ngang nhiên quân sự hóa khu vực này.

Ai cũng biết Trung Quốc sẽ có khả năng tạo ra những phương thức khác để thể hiện quyền lãnh thổ của mình bằng cách thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Việt Nam có đủ bản lĩnh để bảo vệ biển đảo.

Việt Nam có đủ bản lĩnh để bảo vệ biển đảo.

Và cũng không phải tự nhiên mà các nước không có liên quan trực tiếp đến vấn đề chủ quyền trên Biển Đông cũng phải hành động.
Thế giới hiện nay đang rất quan tâm đến tự do hàng hải, bởi vai trò và vị trí của biển Đông ngày càng có vị trí quan trọng không phải chỉ riêng với Việt Nam mà còn với cả thế giới.
Do vậy, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ, đồng thuận của thế giới để kìm hãnh hoặc chống lại hành vi của Trung Quốc dựa vào sức mạnh để áp chế, theo cách nói của thế giới là “bắt nạt” các nước xung quanh.

Việt Nam là nước đã trải qua thực tế lịch sử, chúng tôi tin người Việt Nam có bản lĩnh trong việc đấu tranh này. Nhưng muốn phát huy và nhân rộng sức mạnh truyền thống đó thì trước tiên phải có sự đồng thuận, trên dưới đồng lòng.

Trong tương lai gần, chúng ta cần giáo dục tốt hơn nữa nhận thức trong nhân dân, tạo ra sự nhất trí. Bên cạnh những người lãnh đạo trên cương vị của mình tìm ra những giải pháp, chính sách, sự khôn ngoan cần thiết.

Điều quan trọng là phải biết tập hợp được nhân dân như các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong quá khứ. Đó là phải tạo ra được một sức mạnh toàn dân.

Bài học Covid-19 vừa qua là một trải nghiệm, và bài học đó cũng gắn chặt với công cuộc bảo vệ tổ quốc trong thời điểm hiện nay.