>>>Việt Nam – EU: Thông qua EVIPA và tháo gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản

Diễn đàn kinh doanh Nộng nghiệp, thực phẩm Việt Nam – EU do VCCI tổ chức thu hút đông đảo doanh nghiệp hai bên tham gia - Ảnh: Đình Đại.

Diễn đàn kinh doanh Nộng nghiệp, thực phẩm Việt Nam – EU do VCCI tổ chức thu hút đông đảo doanh nghiệp hai bên tham gia - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thành Nam cho biết, TP.HCM là đầu tầu kinh tế của cả nước, đồng thời cũng là trung tâm của Vùng trọng điểm nông nghiệp của Việt Nam tại phía Nam. Bởi theo ông Nam, tại khu vực này có 3 vùng sản xuất lớn là Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Sản xuất trái cây, rau, củ quả của 3 vùng này chiếm trên 80% sản lượng của cả nước. Riêng ĐBSCL chiếm tới 60%, với những loại trái cây chủ lực như Thăng Long, Xoài, Chôm Chôm, Mít, Sầu Riêng…Còn vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 11% và Tây Nguyên chiếm khoảng 11,5%.

Ông Nam cho rằng, do đây là vùng sản xuất lớn, nên các doanh nghiệp châu Âu đến thăm, cũng như tạo dựng niềm tin với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là rất cần thiết. Bởi theo ông, trong quan hệ thương mại, việc tạo lập được niềm tin trong sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở để gia tăng giá trị đích thực.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thành Nam, tính đến cuối năm 2021, quan hệ thương mại 2 chiều về nông sản giữa Việt Nam – EU đạt gần 5 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Nam cho rằng, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu thông tin giữa các cơ chế quản lý xoay quanh những vấn đề về an toàn thực phẩm và kiểm dịch vẫn còn nhiều vấn đề cần được tháo gỡ.

“Chúng tôi đã thống nhất với ông Janusz Wojciechowski, Cao ủy EU phụ trách nông nghiệp, sắp tới sẽ có những cuộc họp về mặt kỹ thuật để tăng cường kết nối nhằm giải tỏa những vấn đề vướng mắc. Qua đó, thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại về nông sản giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp châu Âu. Dư địa xuất nhập khẩu nông sản giữa hai bên không chỉ là 5 tỷ USD, mà có thể phát triển lên 7 tỷ USD hoặc 10 tỷ USD”, Thứ trưởng Trần Thành Nam nhận định.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thành Nam phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thành Nam phát biểu tại Diễn đàn - Ảnh: Đình Đại.

Từ nhận định trên, Thứ trường Trần Thành Nam nêu 5 giải pháp nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và EU.

Thứ nhất, tăng cường hợp tác, trao đổi giữa hai bên thông qua việc tổ chức thường niên Diễn đàn kinh doanh nông sản Việt Nam – EU, nhằm tăng cường kết nối doanh nghiệp hai bên.

Thứ hai, trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng cùng với những xung đột về địa chính trị đang phức tạp như hiện nay, hai bên cần phối hợp để xây dựng chuỗi về an ninh lương thực toàn cầu Việt Nam – EU. Quan điểm của Việt Nam, an ninh lương thực không chỉ là gạo, mà là tất cả các sản phẩm có thể phục vụ cho nhu cầu của con người.

Thứ ba, đề xuất hai bên cùng phối hợp để xây dựng một nền nông nghiệp trí thức. Bởi nông nghiệp trí thức sẽ hướng đến giá trị sản phẩm nông sản sinh thái hiệu quả và hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ.

Thứ tư, là xây dựng logistic nông sản giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm trong thời gian vừa qua. Qua đó, hướng tới việc thành lập Hiệp hội logistic nông sản Việt Nam – EU.

Thứ năm, hiện nay Liên minh châu Âu đang rất mạnh về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Do đó, Việt Nam mong muốn hợp tác để cùng phát triển ngành nghề này theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay, Việt Nam có 34.000 trang trại và trên 18.000 hợp tác xã nông nghiệp, cùng với trên 7.000 hộ kinh tế gia đình. Đây là những mô hình sẽ góp phần nâng cao thu nhập của các hộ