>> WEF DAVOS 2022: Nhiều vấn đề hóc búa cần có lời giải

Phó thủ tướng Lê Minh Khái dự và phát biểu khai mạc Phiên toàn thể về chủ đề

Phó thủ tướng Lê Minh Khái dự và phát biểu khai mạc Phiên toàn thể về chủ đề "Chuyển hướng khủng hoảng lương thực toàn cầu". Ảnh VGP

Cụ thể, trong phiên thảo luận về "Chuyển hướng một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu", tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Lê Minh Khái nhấn mạnh tác động của khủng hoảng “kép” của đại dịch COVID-19 và căng thẳng địa chính trị đang gây ra những tác động cộng hưởng chưa từng có lên nguồn cung, giá cả và chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng đã nêu 5 đề xuất để thế giới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, bao gồm cần cách tiếp cận tổng thể, đa mục tiêu, hướng tới một hệ thống lương thực toàn cầu tự cường, bao trùm và bền vững.

"Vấn đề cấp bách là hỗ trợ nhân đạo các nước thiếu lương thực, khôi phục chuỗi cung ứng và kiềm chế áp lực tăng giá nông sản", Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Về dài hạn, phải xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch, bao trùm và bền vững. Ở khía cạnh này, lãnh đạo Chính phủ nói, Việt Nam cũng đang hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp carbon thấp, nông nghiệp xanh dựa trên 3 trụ cột chính, là "nông nghiệp sinh thái", "nông thôn hiện đại", "nông dân thông minh".

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng, hợp tác quốc tế, chủ nghĩa đa phương hay thúc đẩy vai trò của tổ chức quốc tế sẽ giúp giải quyết nhanh hơn các vấn đề liên quan tới an ninh lương thực toàn cầu. Việc này cũng sẽ đảm bảo đảm chuỗi cung ứng lương thực thông suốt, loại bỏ hàng rào thương mại với lương thực, và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển, thúc đẩy mô hình hợp tác ba bên mà Việt Nam đang thực hiện hiệu quả với một số nước châu Phi, Mỹ la tinh.

Nhưng trong quá trình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái lưu ý, các quốc gia cần đề cao cách tiếp cận toàn dân, bảo đảm quá trình chuyển đổi sản xuất lương thực công bằng, tính đến lợi ích của các nhóm dễ bị tổn thương, nhóm yếu thế.

Muốn thoát khỏi khủng hoảng lương thực, việc mỗi quốc gia cần xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp có sự tham gia và phối hợp hành động của tất cả các bên liên quan là cần thiết.

Cuối cùng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã nhắc tới đổi mới tư duy trong phát triển nông nghiệp. Điều này sẽ tạo động lực mới để thúc đẩy phát triển của ngành nông nghiệp và sản xuất lương thực, nhất là ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0, liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo...

>> WEF DAVOS 2022: Những vấn đề nóng nào sẽ được thảo luận?

Các diễn giả trao đổi tại lễ khai mạc WEF, Davos, Thụy Sĩ. (Reuters)

Các diễn giả trao đổi tại lễ khai mạc WEF, Davos, Thụy Sĩ. (Reuters)

Tình trạng lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường và thực trạng đô thị hóa tràn lan đang tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu. Hợp tác công tư được lãnh đạo các quốc gia nhấn mạnh, sẽ giải quyết tình trạng thiếu lương thực và thúc đẩy xây dựng hệ thống lương thực toàn cầu bền vững và bao trùm.

Việt Nam đang chịu những tác động từ biến đổi khí hậu, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phó thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn và kêu gọi sự đồng hành của quốc tế trong củng cố khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bằng sông Cửu Long. Động thái này sẽ góp phần củng cố an ninh lương thực quốc gia và khu vực.

Theo WEF, thế giới đã trải qua những cú sốc chưa từng có do đại dịch gây ra, làm căng thẳng chuỗi cung ứng và chứng kiến Chỉ số giá lương thực của FAO đối với các mặt hàng chủ lực như dầu thực vật và ngũ cốc tăng lần lượt 182% và 68%. Ngay sau đó, căng thẳng Nga-Ukraine diễn ra cũng làm trầm trọng thêm mối lo ngại khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu.

Theo ông David Beasley, Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Nếu cảng Odessa của Ukraine không mở cửa, điều này sẽ làm tăng thêm lo ngại về chuỗi cung ứng lương thực.

Chính vì vậy, nếu các quốc gia phát triển không giải quyết vấn đề ở 43 quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng lương thực, điều này sẽ dẫn đến nạn đói, bất ổn và di cư hàng loạt.

Đồng quan điểm, bà Mariam Al-Mheiri, Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi Khí hậu của UAE cho rằng: “Hãy giữ cho các thị trường mở, dòng chảy lương thực cần phải tiếp tục chảy vì nếu thức ăn không chảy, thế giới sẽ rơi vào nạn đói”.