>> Yên Bái đột phá cải cách hành chính

Một trong những nhiệm vụ then chốt được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo", phát triển công nghiệp là một trong những trọng tâm trong kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới.

 Yên Bái luôn có cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư.

Yên Bái luôn có cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư.

Với mục tiêu tới năm 2025, Việt Nam sẽ là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại với tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25% trở lên; đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại và năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao và đặt ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Phát triển công nghiệp bền vững

Với quyết tâm đưa Yên Bái trở thành tỉnh Khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của Vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030, Tỉnh đã đưa ra quan điểm chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp cả nước, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

>> Yên Bái đột phá thu hút đầu tư

>> Với lợi thế rừng che phủ lớn, Yên Bái xác định lâm nghiệp là thế mạnh

Trong những năm qua, ngành công nghiệp Yên Bái đã có bước phát triển quan trọng; chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai khoáng. Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, công nghiệp dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có quy mô sản xuất lớn, chất lượng ổn định, tạo được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt 11.878 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2015; chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 8,6%, cao hơn giai đoạn trước.

 Công nhân công ty cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái hoàn thiện sản phẩn ván ghép thanh

Công nhân công ty cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu Yên Bái hoàn thiện sản phẩn ván ghép thanh

Giải pháp phát triển công nghiệp trong thời gian tới

Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo động lực cho phát triển công nghiệp bền vững, giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Chính vì vậy, Yên Bái đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác thẩm định, lựa chọn dự án, cấp phép đầu tư; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án theo đúng quy hoạch và các quy định của pháp luật hiện hành; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, nguyên liệu, điện nước, lao động…

Đặc biệt, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của tỉnh, hình thành chuỗi cung ứng trong tỉnh. Tăng cường mối liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm sản tập trung, quy mô lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp.

Yên Bái tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng logistics. Đặc biệt, việc tăng cường công tác xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các dự án logistics được chú trọng. Tỉnh cũng huy động, lồng ghép, đa dạng hóa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp. Các nhà đầu tư, dự án sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao được khuyến khích bằng cơ chế thiết thực. Tỉnh cũng chủ động đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu nông lâm sản, thuỷ sản đáp ứng cho chế biến công nghiệp, xác lập các vùng phát triển công nghiệp hợp lý trong quy hoạch tỉnh, phù hợp với đặc thù của từng vùng.