PVOil "đau đầu" với nợ xấu

Nguyễn Việt 31/07/2019 11:31

Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOil) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019 cho thấy, hàng tồn kho tăng 45%, nợ xấu 943 tỷ đồng.

Cụ thể, tổng tài sản tại ngày 30/6 là 18.396 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,2% so với đầu năm. Giá trị hàng tồn kho của PVOil tăng thêm 730 tỷ đồng, phải thu khách hàng cũng tăng hơn nghìn tỷ. Giá trị các khoản nợ xấu là 943 tỷ đồng, trong đó giá trị thu hồi ước tính chỉ 76,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản mục tiền và tương đương tiền giảm 587 tỷ đồng (18,2%) xuống còn 2.629 tỷ đồng. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 602 tỷ đồng do tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn tăng tương ứng.

PVOil cũng ghi nhận gần 943 tỷ đồng nợ xấu từ nhiều tổ chức và cá nhân, giá trị có thể thu hồi tại ngày 30/6 ước tính chỉ khoảng 76,5 tỷ đồng.

PVOil ghi nhận gần 943 tỷ đồng nợ xấu từ nhiều tổ chức và cá nhân, giá trị có thể thu hồi tại ngày 30/6 ước tính chỉ khoảng 76,5 tỷ đồng.

Trong đó, công ty có khoản tiền gửi kỳ hạn trị giá hơn 261 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (nay là Ngân hàng TM TNHH Một thành viên Đại Dương) bị hạn chế chi trả theo chỉ thị của ngân hàng này về việc tạm dừng cung cấp dịch vụ thanh toán cho các tổ chức kinh tế thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để tiến hành rà soát, thẩm định hồ sơ thanh toán của khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

  • PVOIL lãi 587 tỷ đồng trong năm 2018

    PVOIL lãi 587 tỷ đồng trong năm 2018

    19:06, 23/01/2019

PVOil còn đầu tư vào chứng khoán của một số doanh nghiệp như CTCP Thép Pomina, CTCP Phong Phú, CTCP Thép Nhà Bè, CTCP Lương thực Vĩnh Long, CTCP Dệt Việt Thắng với tổng giá gốc 2,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, do phải trích lập dự phòng giảm giá nên giá trị hợp lý tại ngày 30/6 chỉ là 1,25 tỷ đồng.

Tổng các khoản phải thu ngắn hạn giảm 416 tỷ đồng (4,7%) xuống còn 8.408 tỷ đồng và chiếm 45,7% tài sản ngắn hạn. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn khác giảm 1.591 tỷ đồng. Ngược lại, phải thu ngắn hạn của khách hàng lại tăng 1.126 tỷ đồng (25,6%) lên 5.530 tỷ đồng.

Trong đó, khách hàng "con nợ" lớn nhất tại ngày 30/6 là Shell International Eastern Trading Company (hay Sietco) với số tiền phải trả PVOil là 923 tỷ đồng, tiếp theo là một đối tác ngoại khác Hyphen Energy với 447 tỷ đồng, Unipec Asia Company Limited 375 tỷ đồng, Totsa Total Oil Trading 275 tỷ đồng, Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) nợ 270 tỷ đồng.

PVOil cũng ghi nhận gần 943 tỷ đồng nợ xấu từ nhiều tổ chức và cá nhân, giá trị có thể thu hồi tại ngày 30/6 ước tính chỉ khoảng 76,5 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho tăng từ 1.607 tỷ đồng hồi đầu năm lên 2.337 tỷ đồng vào ngày 30/6, tương ứng tỉ lệ tăng 45%, trong đó chủ yếu là tăng khoản mục hàng mua đang đi đường và các hàng hóa.

Trước đó, PVOil đặt mục tiêu cả năm 2019 với doanh thu 49.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 440 tỷ đồng. Sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện 78,7% kế hoạch doanh thu và 69,5% kế hoạch lợi nhuận. Kế hoạch kinh doanh trên được xây dựng dựa trên giả định giá dầu Brent 2019 là 60 USD/thùng (giảm 16,7% so với giá trung bình năm 2018) và sản lượng xăng dầu tiêu thụ tăng 3% so với năm 2018.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
PVOil "đau đầu" với nợ xấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO