Quản lý thị trường xăng dầu: Không thể để doanh nghiệp bán lẻ ký với nhiều đầu mối

Diendandoanhnghiep.vn Xoay quanh đề xuất doanh nghiệp bán lẻ được ký hợp đồng với nhiều đầu mối, chuyên gia cho rằng, đây là việc không thể, bởi sẽ dẫn đến vấn đề khó phân định chất lượng, trách nhiệm…

>> Quản lý thị trường xăng dầu: Cần xây dựng cơ chế giá trần

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, vừa qua, 25 doanh nghiệp xăng dầu vừa đồng loạt ký văn bản khẩn gửi Bộ Công Thương và các ban ngành, địa phương kiến nghị tháo gỡ nhiều vấn đề bất cập trong kinh doanh xăng dầu.

Không thể để doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ký với nhiều đầu mối phân phối - Ảnh minh họa: SGGP

Không thể để doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ký với nhiều đầu mối phân phối - Ảnh minh họa: SGGP

Trong đó, ngoài những nội dung liên quan đến chiết khấu, bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, rút ngắn thời gian điều hành giá,… vấn đề khiến dư luận đặc biệt quan tâm đó là việc các doanh nghiệp đề xuất “nên cho cửa hàng bán lẻ được ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp đầu mối để vừa tăng sức ép cạnh tranh vừa đáp ứng nguồn hàng. Vì hiện nay mỗi nhà bán lẻ chỉ được phép ký hợp đồng với một công ty đầu mối, khi có sự cố thì nhà bán lẻ không thể lấy hàng từ đầu mối khác”.

Theo các chuyên gia, đề xuất này là không hợp lý bởi nếu làm như vậy khi giá xăng dầu biến động khó lường, chính đại lý bán lẻ xăng dầu sẽ không được đảm bảo nguồn cung vì không có sự ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ với nhà cung cấp. Chưa kể, nếu để doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu ký với nhiều đầu mối còn dẫn đến vấn đề khó phân định chất lượng, trách nhiệm nếu xảy ra rủi ro, sự cố.

Thông tin với báo chí, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc hàng chục doanh nghiệp đã gửi kiến nghị với Bộ Công Thương đề nghị cho doanh nghiệp bán lẻ được ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp đầu mối cũng hợp lý, bởi về nguyên tắc một người bán rau ở chợ họ có thể mua ở nhiều hàng rau khác nhau, ông nào bán rẻ, rau tốt thì họ mua, việc tạo sự cạnh tranh giữa các đầu mối cũng là rất tốt.

Chỉ có điều, chất lượng xăng dầu ai chịu trách nhiệm? Nếu không quy định rõ thì hai bên, 2 đầu mối sẽ cãi nhau trong khi doanh nghiệp bán lẻ không biết, không xác định nguồn hàng là của ai, bởi doanh nghiệp bán lẻ không có nhiều chỗ để, hay nói cách khác là không có chỗ để riêng xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối.

>> "Mạnh tay" thanh lọc thị trường xăng dầu

fdghsg

Bởi sẽ dẫn đến vấn đề khó phân định chất lượng, trách nhiệm - Ảnh minh họa: Internet

Để có cái nhìn cụ thể, vị chuyên gia này lấy ví dụ, doanh nghiệp bán lẻ cùng mua xăng A92 hay A95 của 2-3 doanh nghiệp đầu mối, sau đó, đổ dồn hết vào cùng một bể chứa, nếu chất lượng 2 doanh nghiệp cung cấp khác nhau thì sao? Việc này, doanh nghiệp bán lẻ cần tính toán, xử lý về kỹ thuật, nếu làm tốt thì mới cho phép, nếu không thì không được phép.

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, Nhà nước bây giờ kiểm soát giá đầu vào, giá đầu ra nên nói doanh nghiệp bán lẻ ăn lãi, còn toàn bộ rủi ro doanh nghiệp đầu mối chịu thì không bao giờ xảy ra.

Ngay cả khi chúng ta có một thị trường xăng dầu thực thụ, đúng theo nghĩa thị trường thật thì doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp đầu mối vẫn phải đàm phán với nhau để có được mức giá hợp lý. Nếu doanh nghiệp đầu mối không chịu thì doanh nghiệp bán lẻ đi đàm phán với doanh nghiệp đầu mối khác. Tuy nhiên, theo quy định, Nhà nước chỉ cho phép đàm phán với 1 doanh nghiệp đầu mối.

“Việc kiến nghị doanh nghiệp bán lẻ có thể mua hàng từ nhiều các doanh nghiệp đầu mối khác nhau, theo tôi, việc này là không thể, bởi doanh nghiệp bán lẻ không có đủ các bể chứa, việc mua xăng của nhiều doanh nghiệp đầu mối rồi đổ chung vào một bể chứa thì liệu chất lượng xăng dầu có đảm bảo không? Nguồn gốc xuất xứ có truy cập được không và chất lượng, mức mua, mức bán cơ quan quản lý Nhà nước có quản lý được không?

Câu trả lời là không. Trong khi đó, hiện cơ quan quản lý Nhà nước đang quản lý toàn diện xăng dầu và coi đó là mặt hàng chiến lược không thể thiếu được của nền sản xuất. Nhà nước điều chỉnh cả giá, lượng bán…”, ông Thịnh bày tỏ.

Cũng theo vị chuyên gia này, khi có một thị trường xăng dầu thực thụ, có được sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng, người muốn nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về cũng tự do, doanh nghiệp muốn thành lập doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trong nước cũng tự do kể cả FDI. Khi đó, Nhà nước không cần quản lý đầu vào đầu ra, định giá, nghĩa là giá cả theo cơ chế thị trường. Khi đó, không cần lợi nhuận định mức, không cần chi phí kinh doanh định mức, không cần quỹ bình ổn. Tuy nhiên, để xây dựng được một thị trường kinh doanh xăng dầu thực thụ không dễ chút nào.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quản lý thị trường xăng dầu: Không thể để doanh nghiệp bán lẻ ký với nhiều đầu mối tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091227 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091227 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10