Nhiều chủ trương và quyết sách được thông qua tại kỳ họp thứ 15, HĐND (khóa IX) tỉnh Quảng Nam diễn ra mới đây đã giải cứu hàng loạt dự án bất động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Những cơ chế chính sách pháp luật, công tác giải phóng mặt bằng cũng như cơ chế quản lý, điều hành đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc được đặt trên bàn nghị sự tại cuộc họp trực tuyến qua 4 điểm cầu của kỳ họp thứ 15 HĐND Quảng Nam đã được các đại biểu phân tích và thông qua.
"Mở đường" cho các chủ đầu tư
Bởi những rào cản này đã khiến Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn cùng nhiều dự án khu đô thị khác trên địa bàn Quảng Nam "án binh bất động" từ nhiều năm nay phát sinh nhiều hệ lụy đó là khiếu kiện đông người.
Việc thông qua các cơ chế chính sách đã mở đường cho chủ đầu tư các dự án Khu đô thị mới triển khai các thủ tục liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm bàn giao sổ đỏ cho khách hàng, hạn chế khiếu kiện, tranh chấp, tụ tập đông người, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn Quảng Nam và TP Đà Nẵng.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Võ Hồng khẳng định việc thông qua các cơ chế chính sách đã mở nút thắt và "giải cứu" cho hàng loạt dự án khu đô thị trên địa bàn Quảng Nam như: Bổ sung danh mục dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất lúa năm 2020 của các huyện: Duy Xuyên, Phú Ninh, Hội An, Thăng Bình, Bắc Trà My; Chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị thuộc thẩm quyền HĐND tỉnh; Quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh theo Luật Đầu tư công năm 2019...
"Đây là "điểm nghẽn" và "nút thắt" trong quá trình triển khai thực hiện các dự án khu đô thị đã được tháo gỡ được các nhà đầu tư và nhân dân quan tâm" - ông Hồng nói.
Căn cứ Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, UBND cấp tỉnh xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư các trường hợp: Dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha đến dưới 100 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tại khu vực không phải là đô thị; Dự án có quy mô sử dụng đất từ 10 ha đến dưới 50 ha và có số lượng nhà ở dưới 2.500 căn tại khu vực đô thị; Dự án không phân biệt quy mô diện tích đất, số lượng nhà ở nhưng thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong các đồ án quy hoạch) của đô thị loại đặc biệt.
Giải cứu hàng loạt dự án
UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét cho ý kiến trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 01 dự án khu đô thị tại thành phố Tam Kỳ và 14 dự án khu đô thị, khu dân cư tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (các dự án có diện tích trên 10 ha).
Trong đó, 14 dự án khu đô thị tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc gồm có: 06 dự án thực hiện thủ tục đầu tư trong giai đoạn Nghị định 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về ban hành quy chế khu đô thị mới, nhưng chưa được quyết định đầu tư của cơ quan có thẩm quyền (trong đó có nội dung giao chủ đầu tư); 08 dự án thực hiện thủ tục lựa chọn chủ đầu tư theo Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị, đã được UBND tỉnh có quyết định giao chủ đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
17:30, 08/04/2020
05:20, 03/04/2020
13:40, 01/04/2020
07:50, 30/03/2020
07:30, 06/03/2020
Các dự án này đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Trong đó, một số dự án đang tiếp tục điều chỉnh để đảm bảo khớp nối với Quy hoạch điều chỉnh phân khu (1/2.000) các giai đoạn I, II, III tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn theo Quyết định số 1253/QĐ- UBND ngày 26/4/2019 của UBND tỉnh.
Ngay sau khi "điểm nghẽn" cơ chế chính sách pháp luật được tháo gỡ, 14 dự án tại Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc được HĐND tỉnh cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư và yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra, hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục liên quan theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo thẩm quyền.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đô thị, xây dựng, đất đai... Trong đó, chú trọng công tác theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện dự án, huy động vốn; quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, chuyển nhượng dự án trái phép dự án. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường khẳng định: Việc HĐND tỉnh Quảng Nam thống nhất thông qua nhiều chủ trương, chính sách đã mở đường cho các chủ đầu tư triển khai các thủ tục liên quan, đẩy nhanh tiến độ dự án là những quyết định đúng quy định của pháp luật, hợp lòng dân và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết tâm xây dựng và phát triển Quảng Nam thành một tỉnh công nghiệp, thương mại dịch vụ.
14 khu đô thị ở TX.Điện Bàn đã được HĐND tỉnh Quảng Nam giải cứu thông qua việc chấp thuận chủ trương đầu tư gồm:
|