Quảng Ninh: Cần “siết chặt” chất lượng sản phẩm OCOP

Diendandoanhnghiep.vn Giai đoạn 2017-2020, nhiệm vụ trọng tâm của chương trình OCOP Quảng Ninh là chuyển từ “lượng” sang “chất”.

Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là Chương trình OCOP).

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Tại Quảng Ninh, theo báo cáo, có 143 sản phẩm xếp hạng từ 3-5 sao được sử dụng nhãn hiệu OCOP- QN. Các sản phẩm sử dụng nhãn hiệu OCOP mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, sử dụng không đúng với nội quy ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu được cấp, chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu… sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Quy định đã rõ, song thực tế là có rất nhiều sản phẩm chưa được xếp hạng, mới đưa vào sản xuất, đăng ký tham gia chương trình OCOP đã sử dụng nhãn hiệu OCOP-QN. Trong đó, có thể kể đến một số sản phẩm như: Nem chua Quang Dần, bánh gio Tiên Yên, bánh ngải Ba Chẽ, đỗ tương Đầm Hà... Tình trạng này không chỉ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của nhãn hiệu OCOP nói riêng và các sản phẩm OCOP nói chung.

Ngoài ra, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm sau khi được xếp hạng vẫn chưa được quan tâm. Sự vào cuộc của địa phương trong công tác giám sát chưa chặt chẽ. Quan trọng nhất là trách nhiệm, ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất còn chưa cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của sản phẩm, doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất và thương hiệu OCOP.

Ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc Siêu thị Big C Hạ Long cho biết: Các sản phẩm OCOP Quảng Ninh về chất lượng tốt, chủng loại, đặc trưng. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm đang thiếu các thủ tục pháp lý. Thời gian qua, đơn vị đã nỗ lực hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất hoàn thiện thủ tục để đưa sản phẩm vào tiêu thụ trong siêu thị. Song, đến nay, mới chỉ có một số rất ít sản phẩm đáp ứng đầy đủ điều kiện được đưa vào tiêu thụ tại Big C Hạ Long như: Trứng gà Tân An, nước mắm Cái Rồng, rau an toàn Việt Long...

Để cạnh tranh được với thị trường hiện nay, các sở, ngành, địa phương cần hỗ trợ cơ sở sản xuất hoàn thiện thủ tục pháp lý, tăng cường giám sát, đồng thời các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất phải chú trọng đến mẫu mã, bao bì, chất lượng đảm bảo uy tín sản phẩm của mình.

Chả mực Hiền Nhung, thương hiệu 4 sao được rất nhiều người ưu chuộng. Ảnh: Lê Cường

Chả mực Hiền Nhung, thương hiệu 4 sao được rất nhiều người ưu chuộng. Ảnh: Lê Cường

Bà Nguyễn Hiền Nhung, chủ cơ sở chả Mực Hiền Nhung, thành phố Hạ Long vừa được trao chứng nhận sản phẩm 4 sao cho biết, chả mực hiện nay được bán rất nhiều, khách du lịch đến với Hạ Long cũng không thể nhận biết được đâu là sản phẩm tiêu biểu, chủ yếu họ tìm hiểu trên mạng internet mà ở đó thì cơ sở nào làm quảng bá giỏi thì nhiều người biết đến, còn về chất lượng thì lại chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Sản phẩm của tôi tuy là sản phẩm OCOP 4 sao duy nhất của chả mực Quảng Ninh, nhưng cũng rất khó khăn trong cạnh tranh với nhiều sản phẩm không được công nhận. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn trong công tác quản lý và đặc biệt hỗ trợ những sản phẩm tiêu biểu quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng”, bà Nhung mong muốn.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng của chương trình OCOP. Đây cũng là “đặc sản” riêng có của Quảng Ninh. Để “ đặc sản” này có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa, cơ quan chức năng cần siết chặt công tác quản lý, nâng cao ý thức của chủ các gian hàng, kiểm soát chất lượng hàng hóa tham gia hội chợ.

Một sản phẩm 4 sao nổi tiếng khác của Quảng Ninh - Rượu Ba Kích Ba chẽ. Ảnh: Lê Cường

Bên cạnh đó, một số sản phẩm không có nhãn mác, không có hạn sử dụng, chưa được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn bày bán như: Bánh mật Quảng Yên, bánh ngải Tiên Yên... Tình trạng “có gì bán nấy” diễn ra phổ biến tại gian hàng của các địa phương. Thêm vào đó, nguồn gốc của sản phẩm trong và ngoài tỉnh được đưa vào hội chợ chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nếu không khắc phục điều này, thời gian tới món “Đặc sản” này của Quảng Ninh sẽ không còn được ưa chuộng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Cần “siết chặt” chất lượng sản phẩm OCOP tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713898120 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713898120 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10