Quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư lớn: Cần hóa giải ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có số kết dư lớn, thì người lao động thất nghiệp mất việc vì COVID-19 vẫn rất đông và họ vẫn còn gặp khó khăn về thủ tục nhận hỗ trợ...

Quỹ BHTN ngày càng lớn

Vừa qua, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2020, theo thống kê, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp đến nay ước đạt trên 935.100 tỷ đồng; trong đó ba quỹ thành phần kết dư chuyển sang năm 2021 lần lượt là: Quỹ Ốm đau, thai sản gần 12.800 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỷ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỷ đồng. Riêng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hơn 89.100 tỷ đồng.

Số người thất nghiệp tăng cao do đại dịch COVID-19, nhưng số tiền kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng, cho thấy còn nhiều bất cập trong vấn đề xét giải ngân hỗ trợ theo chính sách (ảnh: Nhiều công nhân dệt may đã rơi vào thất nghiệp. PV: Quốc Tuấn)

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, kết dư các Quỹ bảo hiểm ngắn hạn quá lớn, trong khi về nguyên tắc, hàng năm chỉ giữ lại 10% dự phòng, như vậy hoàn toàn không bình thường, đề nghị Chính phủ rà soát kỹ, báo cáo chi tiết các mục chi. Vì tính chất quan trọng của hai nhóm Quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cho nên không chỉ xem xét ở Thường vụ, mà tới đây sẽ bố trí để Quốc hội thảo luận.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, đây là quỹ ngoài ngân sách lớn nhất, có vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy, các cơ quan, Bộ, ngành có liên quan cần nhận thức rõ trách nhiệm trong việc quản lý quỹ, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả.

Phải tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương trong quản lý quỹ, về thu chi BHXH phải đảm bảo thu đúng thu đủ, chi đúng chi đủ cho đối tượng thụ hưởng, tránh tình trạng thất thoát quỹ. Cần khẩn trương tiến hành tổng kết việc thi hành Luật BHXH, đề xuất sửa đổi Luật để sớm khắc phục những tồn tại, vướng mắc hiện nay”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu.

Được biết, chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực hiện từ năm 2009, gồm các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và bảo hiểm y tế. Đây được coi là công cụ "chống sốc" cho kinh tế do tình trạng thất nghiệp gây ra.

Nguồn quỹ đến từ các khoản đóng góp của giới chủ và người lao động, Nhà nước hỗ trợ, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và nguồn thu hợp pháp khác. Nhóm tham gia là lao động khu vực chính thức, có hợp đồng, chi trả theo nguyên tắc "có đóng - có hưởng".

Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra trong tháng 7 cho biết, đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 đã nâng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2/2021 lên gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước. Việc kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng, đã gây ra nhiều luồng ý kiến trái chiều và phản ánh sự "không bình thường", hàm chứa nghịch lý này.

Cần gỡ vướng thủ tục

Theo Tiến sĩ Bùi Đức Hiển, Viện Nhà nước và Pháp luật, BHTN là một loại hình bảo hiểm chuyên biệt dành cho những người lao động thôi việc hoặc mất việc làm theo quy định pháp luật đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng có hiệu quả. Ở nước ta, BHTN ra đời đã tạo thêm một lưới an sinh nhằm hỗ trợ cho người lao động khi bị mất việc, có thể vượt qua khó khăn và có cơ hội tìm được việc làm mới.

thực hiện, thủ tục giải quyết cho người lao động hưởng BHTN gặp nhiều khó khăn như từ chính các quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ (ảnh: Internet)

Việc thực hiện thủ tục giải quyết cho người lao động hưởng BHTN gặp nhiều khó khăn như từ chính các quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ (ảnh: Internet)

Về quy định, thời gian giải quyết chế độ BHTN cho người lao động là tương đối nhanh. Tuy nhiên, khi thực hiện, thủ tục giải quyết cho người lao động hưởng BHTN gặp nhiều khó khăn như từ chính các quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ. Điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn nhận BHTN bao gồm: Chấm dứt hợp đồng; đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa tìm được việc sau 15 ngày từ lúc nộp hồ sơ; đặc biệt phải đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng hoặc 36 tháng trước khi bị mất việc làm. Quy định này khiến nhiều lao động dù có hợp đồng nhưng ngắn hạn hoặc không đóng đủ thời gian thì không thể làm hồ sơ.

Mặt khác, pháp luật quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, để được hưởng các chế độ của BHTN, người lao động phải có giấy xác nhận của đơn vị cuối cùng, trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp.

Vấn đề khó ở đây là, pháp luật yêu cầu người đơn phương chấm dứt hợp đồng có giấy xác nhận của doanh nghiệp, nhưng luật lại không quy định việc xác nhận cho những người này là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp thường gây khó dễ cho người lao động, hoặc kéo dài thời gian không xác nhận. Không những thế, người sử dụng lao động cũng chậm trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Do vậy, đã có nhiều trường hợp người lao động không thể được nhận BHTN do hết thời gian mà thiếu hồ sơ để làm thủ tục”, TS. Bùi Đức Hiển nêu.

Chia sẻ với phóng viên, một người lao động mới nghỉ việc do cắt giảm nhân sự mùa dịch cho biết, hiện nay các cấp các ngành đều quan tâm tới việc chống dịch, kết hợp với triển khai Chỉ thị 16, hạn chế ra ngoài, tiếp xúc, nên cũng khó để đi làm thủ tục BHTN. Mặt khác, những người bị nghỉ việc được hưởng chế độ từ các gói hỗ trợ của Chính phủ, được hướng dẫn, hỗ trợ làm thủ tục, nên mọi người sẽ quan tâm đến khoản này hơn.

Nhưng từ đây, cũng cần phải nói rằng, thời hạn để nhận BHTN có quy định rõ ràng, nếu không làm, người thất nghiệp sẽ mất cơ hội, cho nên, các cơ quan Nhà nước cần linh hoạt, đơn giản hóa thủ tục, có thể cho triển khai đăng ký online để mọi người ngồi ở nhà cũng có thể kê khai thông tin, đưa số tài khoản. Ngoài ra, phải hỗ trợ duyệt nhanh vì tiền có sẵn mà mọi thứ không thay đổi kịp thời, linh động, vẫn giữ đúng quy trình như trước dịch, thì không ai có thể lấy được số tiền đó vì nó rất rườm rà.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hiện có số kết dư lớn là:

Thứ nhất, năm 2009 là năm đầu tiên thu bảo hiểm thất nghiệp với 5,9 triệu lao động tham gia, nhưng đến năm 2010 mới có người đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghề. Do vậy, năm đầu tiên chỉ thu vào mà không phải chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm 2020, cả nước có hơn 13,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 27,5 % lực lượng lao động cả nước. Số tiền thu vào của năm này đạt hơn 18.700 tỷ đồng.

Thứ hai, số người lao động tham gia BHTN đông nhưng thụ hưởng ở mức thấp, do kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm tốt.

Thứ ba, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp căn cứ vào tiền lương tháng. Khi lương cơ sở, lương tối thiểu vùng tăng, thì tiền đóng vào quỹ cũng tăng theo.

Thứ tư, số lao động được hỗ trợ học nghề thấp nên số tiền chi cũng thấp. Cụ thể, từ khi chính sách có hiệu lực đến hết năm 2020, hơn 230.000 lao động thất nghiệp được hỗ trợ học nghề. Số này chưa đến 4% so với lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp bởi tâm lý lao động mất việc muốn nhận "tiền tươi" hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư lớn: Cần hóa giải ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711722254 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711722254 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10