Quỹ điện ảnh: Tồn tại hay không tồn tại?

Diendandoanhnghiep.vn Có nên coi điện ảnh là ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao, khó thu hút đầu tư để giữ quy định Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh trong Luật Điện ảnh sửa đổi là nội dung còn nhiều tranh cãi.

>>Xây dựng chính sách cho ngành điện ảnh: Bốn định hướng lớn

Chia sẻ với DĐDN, ĐBQH Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, nên giữ Quỹ này để điện ảnh phát triển đúng tầm một ngành công nghiệp văn hóa.

- Như vậy, ông ủng hộ quan điểm của cơ quan chủ trì soạn thảo dự luật đề nghị nên giữ Quỹ, vì điện ảnh là ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao, khó thu hút đầu tư?

Vấn đề giữ quỹ không phải xuất phát từ rủi ro cao, ngành nào cũng có những sự rủi ro, với công nghiệp điện ảnh ở các nước trên thế giới thì đang phát triển rất mạnh mẽ. Như vậy, không thể đánh giá đây là ngành rủi ro cao nên không thu hút được các nhà đầu tư.

Nếu nói ngành này ở Việt Nam rủi ro là do cơ chế quản lý hiện nay chưa hoàn thiện thì không phải hoàn toàn. Trong đó, rủi ro lớn nhất là không sáng tạo ra được những tác phẩm có tính nghệ thuật cao để thu hút công chúng đến xem, không cạnh tranh được với điện ảnh nước ngoài. Rủi ro là ở giá trị tác phẩm và chất lượng của các tác phẩm điện ảnh của chúng ta chưa cao.

 Khuyến khích những nhân tài trẻ, những tác giả, tác phẩm mới... là sứ mệnh mà Quỹ phải hướng tới.

Khuyến khích những nhân tài trẻ, những tác giả, tác phẩm mới... là sứ mệnh mà Quỹ phải hướng tới.

>>Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) còn một số quy định chưa rõ ràng

Nhìn từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, nhiều nước đã có quỹ này và hỗ trợ rất lớn cho nền điện ảnh của họ. Và điện ảnh của họ đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp văn hóa mang lại cả giá trị nghệ thuật và lợi ích kinh tế. Từ đó cho thấy, nếu biết phát huy hết hiệu quả của quỹ theo đúng tôn chỉ, mục đích thì cũng không khó khăn gì để cho quỹ tồn tại.

Nhìn lại, từ trước đến nay Việt Nam không có quỹ nhưng điện ảnh vẫn tồn tại và phát triển. Do đó, việc giải thích như vậy là chưa thuyết phục. Tuy nhiên, nếu có quỹ thì sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho những tác giả, tác phẩm mới, những nhà làm phim có năng lực, khuyến khích nhân tài trẻ... là sứ mệnh mà Quỹ phải hướng tới.

- Luật Điện ảnh năm 2006 đã quy định về quỹ này nhưng đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả, thưa ông?

Đúng là tại Việt Nam, Luật Điện ảnh trước đây cũng đã cho thành lập quỹ. Tuy nhiên, quỹ này chủ yếu chỉ “trông chờ” vào sự tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, không huy động được các nguồn lực từ bên ngoài.

Do đó, quỹ không hình thành được, vì Luật Ngân sách đã quy định không được dùng ngân sách nhà nước để tài trợ cho các quỹ ngoài ngân sách.

Cơ quan chủ trì soạn thảo sửa đổi luật vẫn mong muốn giữ quỹ này vì thấy ở nước ngoài vẫn tồn tại và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các cơ quan tham mưu lại chưa giải trình được vấn đề nguồn thu có đảm bao hay không? Hay nhìn vào ngân sách nhà nước để có nguồn chi?

- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã lưu ý “Đừng có lập quỹ cho bằng được, rót một phần ngân sách vào rồi cứ để đấy, lấy tiền lãi gửi ngân hàng để nuôi bộ máy quản lý”. Ông có quan điểm thế nào về lưu ý này?

Đây là một thực tế mà rất nhiều các đại biểu Quốc hội băn khoăn. Nếu chúng ta cố lập quỹ cho bằng được rồi không huy động được các nguồn tài trợ ngoài ngân sách nhà nước thì quỹ này mất vai trò.

Tôi cũng đồng tình với việc Chính phủ chưa đưa quỹ vào hoạt động. Nhưng có thể thời gian 5 năm tới đây, khi có đủ điều kiện, luật này đi vào thực tiễn cuộc sống thì khi đó chúng ta có thể cho quỹ hoạt động.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý, cần tiếp cận điện ảnh theo hai mặt: một là tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và hai là công nghiệp văn hóa.

Nếu coi đây là ngành kinh tế thì phải tuân theo quy luật kinh tế, nhưng đã là lĩnh vực văn hóa thì Nhà nước phải đầu tư, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn, giáo dục.

- Xin cảm ơn ông!

ÔNG Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch :

Việc quy định thành lập và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh với sự hỗ trợ nguồn vốn ban đầu của Nhà nước là cần thiết, vì điện ảnh là một ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao, khó thu hút đầu tư. Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh là một công cụ hiệu quả nhằm hỗ trợ điện ảnh dân tộc trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường. Chính phủ đã nghiên cứu các yêu cầu đề ra về việc không trùng lặp nguồn thu ngân sách với nguồn thu của Quỹ…

Ông Trần Xuân Hà - Thứ trưởng Bộ Tài chính :

Ngân sách nhà nước không cấp kinh phí cho các quỹ ngoài ngân sách, vì các nhiệm vụ chi này đã được quy định trong nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách, thì ngân sách nhà nước sẽ không cấp vốn cho Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh. Do đó cần xem xét phương án bỏ quy định của Quỹ này. Tuy nhiên, trong trường hợp vẫn duy trì quy định về Quỹ, thì đề nghị làm rõ về nguồn thu – chi của Quỹ, cũng như cơ chế về quản trị của Quỹ…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quỹ điện ảnh: Tồn tại hay không tồn tại? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713257614 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713257614 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10