Quy định mới về đào tạo tiến sĩ: Vì sao nhiều tranh cãi?

THANH BÌNH 15/07/2021 06:31

Quy định mới về đào tạo tiến sĩ đang để lại nhiều tranh cãi trong giới học thuật, cũng như trong dư luận. Vì sao?

Mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08/2017. Quy chế mới đã được ban hành và có những điểm khác so với quy chế cũ.

xxx

Quy chế mới của Bộ GD-ĐT đang để lại nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, đặc biệt là giới học thuật.

Cụ thể: Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ. Theo đó, nghiên cứu sinh chỉ cần công bố công trình trên những tạp chí trong nước và được tính điểm là có thể bảo vệ luận án tiến sĩ. Trong khi đó, quy chế năm 2017 thì bắt buộc nghiên cứu sinh phải có công bố trên các tạp chí/hội thảo nước ngoài, trong đó có tạp chí ISI/Scopus. Như vậy, quy chế mới giúp cho việc hoàn thành luận án được thuận lợi hơn.

Quy chế mới nới lỏng hơn về yêu cầu chuẩn tiếng Anh bằng việc chấp nhận chứng chỉ quốc gia theo khung ngoại ngữ 6 bậc, bên cạnh việc đánh giá trình độ tiếng Anh một cách khách quan và chuẩn mực hơn thông qua các chứng chỉ IELTS (Anh) hay TOEFL (Mỹ) thể hiện bằng các mức điểm cụ thể.

Điểm khác nữa của Thông tư số 18/2021 so với Thông tư 08/2017 là số lượng nghiên cứu mà mỗi giáo sư được phép hướng dẫn tại mỗi thời điểm được tăng thêm 2, tương ứng với phó giáo sư là 1, so với quy chế cũ. 

Có thể nói, quy chế mới của Bộ GD-ĐT đang để lại nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận, đặc biệt là giới học thuật.

Theo một số ý kiến ủng hộ Thông tư 18/2021 thì quy chế mới này giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng của các tạp chí khoa học của Việt Nam. Như vậy, việc đánh xem xét và đánh giá cẩn thận những khía cạnh này là hết sức cần thiết.

Bởi nó là sự ghi nhận, công nhận đối với các tạp chí trong nước sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế.

Ngoài ra, bên cạnh việc góp phần đưa kết quả nghiên cứu của người hướng dẫn và nghiên cứu sinh đến với cộng đồng khoa học quốc tế, việc công bố các kết quả nghiên cứu qua các tạp chí có uy tín ở trong nước là một kênh để những sản phẩm khoa học có giá trị phù hợp với điều kiện của Việt Nam đến được với đông đảo những người quan tâm ở trong nước.

dđ

Theo quy định mới, luận án chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. (Ảnh minh hoạ)

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thu Thủy lên tiếng: “Việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại. Trên thực tiễn, chất lượng của nhiều tạp chí ngày càng gia tăng, dần hướng tới các chuẩn quốc tế. Những đóng góp của hệ thống ấn bản phẩm khoa học trong nước hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận đánh giá khách quan và công bằng hơn”.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cần khách quan hơn khi nhìn nhận vào thực tế. Quy chế đào tạo tiến sĩ cũ quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài. So với tiêu chuẩn chức danh thì quy định này hoàn toàn hợp lý.

Với  quy chế cũ này, nó vẫn còn kém các nước Đông Nam Á. Ví dụ như ĐH Malaya (Malaysia) yêu cầu luận án các ngành khoa học tự nhiên phải có 2 bài ISI, các ngành khoa học xã hội có 1 bài ISI hay ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) yêu cầu luận án phải có 1 bài ISI..v..v.

Thế mà, quy chế đào tạo tiến sĩ mới huỷ bỏ hoàn toàn yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế cũ. Thậm chí, luận án chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. Người hướng dẫn cũng không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong nước loại trung bình trong 5 năm cuối, còn thấp hơn cả tiêu chuẩn 3 công bố của nghiên cứu sinh. Quy trình duyệt bài của những tạp chí này thường dễ dãi và tuỳ tiện.

Vì vậy, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài, tạo kẽ hở cho việc ra đời các “tiến sĩ rởm”.

Liên quan đến vấn đề này, GS.TSKH Ngô Việt Trung chia sẻ: “Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”…

GS.TSKH Ngô Việt Trung nói tiếp: “Nhìn sang các nước quanh ta thì Quy chế mới ban hành thực sự là một nỗi hổ thẹn quốc gia. Đáng nhẽ ra, cần nâng tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ lên để có thể đuổi kịp trình độ đào tạo tiến sĩ của Thái Lan thì lại hạ thấp tiêu chuẩn cho phép chỉ cần công bố trong các tạp chí trong nước loại trung bình. Điều này rất nguy hiểm vì tiến sĩ là lực lượng giảng dạy chủ chốt trong các đại học”.

Cá nhân người viết cũng có những lo ngại nhất định về quy chế mới. Dù vẫn đánh giá cao một số tạp chí khoa học trong nước, nhưng số ít ỏi tạp chí khoa học có uy tín đó không “gánh” nổi nhiều “toa tàu” mang tên tạp chí khoa học bấy lâu nay hoạt động một cách rệu rã, có những vấn đề cần chấn chỉnh, nhất là cái gọi là liêm khiết học thuật.

Tức là, quy chế mới dễ tạo ra sự vi phạm tính liêm khiết đối với các công bố ISI/Scopus thì nói chung là dễ bị phát hiện hơn công bố trên tạp chí trong nước. Bởi lẽ, các công bố ISI/Scopus thì được soi nhiều hơn bởi cả cộng đồng khoa học chuyên ngành trên thế giới, trong khi đó thì đôi khi những kết quả trên các tạp chí quốc gia thì ít được nhiều người quan tâm.

Có thể thấy, chất lượng đào tạo nằm ở nhiều yếu tố. Bên cạnh thầy giỏi, cơ sở vật chất tốt, đầu tư cho nghiên cứu chính sách thu hút người học giỏi, chương trình đào tạo tiên tiến… Thì các cơ sở đào tạo phải tăng cường việc quản lý và xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến liêm khiết khoa học.

Tiêu cực thì lúc nào cũng có, nhưng nếu chúng ta không “siết” đào tạo tiến sĩ thì nguồn nhân lực cũng khó mà được nâng cao về “chất”, thay vì “lượng”.

Có thể bạn quan tâm

  • Phát triển giáo dục nghề nghiệp xác định gắn kết doanh nghiệp là yếu tố trọng tâm

    01:10, 08/07/2021

  • Tham vọng của "ông trùm" giáo dục tư nhân ở Việt Nam Hoàng Quốc Việt

    03:10, 05/07/2021

  • Sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh: Khởi tố 15 bị can

    10:16, 25/06/2021

  • Việt Nam viết tiếp kỳ tích thông qua giáo dục đại học

    05:00, 06/06/2021

  • Doanh nghiệp "bắt trend" ra mắt nhiều giải pháp... số hóa giáo dục

    11:00, 10/05/2021

  • Ngành giáo dục phải vươn lên mạnh mẽ, đổi mới tư duy quản lý

    14:50, 07/05/2021

  • Đồng khởi giáo dục

    03:00, 06/05/2021

  • Vén màn “mảng xám” giáo dục

    09:22, 22/04/2021

  • “Mòn mỏi” chờ hướng dẫn, giáo dục nghề nghiệp “kêu cứu” Thủ tướng

    16:33, 29/03/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quy định mới về đào tạo tiến sĩ: Vì sao nhiều tranh cãi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO