Quy định nhãn mác “xa” thực tiễn

Diendandoanhnghiep.vn Dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm của Bộ Y tế quy định không phù hợp với tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.

Dự thảo này đang khiến nhiều hiệp hội doanh nghiệp lo ngại về tình trạng chính sách xa thực tiễn.

>> Chấn chỉnh vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

Chia sẻ với DĐDN, TS. Lê Văn Giang, Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật an toàn thực phẩm cho biết, mặc dù, Hội Khoa học và Kỹ thuật an toàn thực phẩm, Hiệp hội Sữa Việt Nam và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) đã có văn bản gửi Bộ Y tế kiến nghị về nội dung này nhưng chưa được Ban Soạn thảo điều chỉnh, nên các hiệp hội tiếp tục có kiến nghị lên Chính phủ.

- Ông có thể chia sẻ rõ hơn về kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp cho Dự thảo Thông tư hướng dẫn về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm?

Thực tế hiện nay, các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia chỉ quy định ghi nhãn hàng hóa là thực phẩm 4 chất hoặc 5 chất như Nhật Bản. Trong khi Dự thảo yêu cầu nhãn thực phẩm của Việt Nam phải ghi tới 7 chất.

Điều 6 của Dự thảo đang quy định ghi nhãn dinh dưỡng bằng cả 2 cách. Cách thứ nhất, theo số gam trong 100g hoặc 100ml. Cách thứ hai, theo phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu tính theo 2000 kcal. Chúng tôi nhận thấy quy định này là không phù hợp với quốc tế. Bởi vì, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và Tiêu chuẩn Việt Nam 7088:2015 chỉ bắt buộc ghi theo cách 1, còn cách 2 là tự nguyện.

Các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore và Nhật Bản cũng quy định giống Codex. Nếu Việt Nam quy định ghi theo cả 2 cách, với thông số khác với Codex sẽ tạo gánh nặng không cần thiết cho các doanh nghiệp, gây cản trở thương mại giữa Việt Nam và các nước, gây khó khăn cho những sản phẩm có diện tích nhãn nhỏ (không thể ghi quá nhiều thông tin).

Trong khi đó tại tờ trình, Ban soạn thảo không có báo cáo đánh giá tác động khi thực hiện ghi theo cả 2 cách mà chỉ ghi là để bảo vệ sức khỏe. Mặt khác với quy định ghi thêm cách 2 có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm về những sản phẩm dùng cho các đối tượng đặc biệt khi nhãn lại ghi % mức đáp ứng dinh dưỡng cho người trưởng thành bình thường, nguy cơ dẫn đến những hậu quả về sức khỏe.

Nhìn chung, các nội dung trên tại Dự thảo không rõ ràng, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Quy định như vậy tiềm ẩn nguy cơ lớn gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, kinh doanh, trong khi chưa có báo cáo đánh giá lợi ích mang lại.

p/Việc ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm thật sự cần thiết, nhưng một số nội dung trong dự thảo chưa phù hợp với thực tế. Ảnh: T.Hà

Việc ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm thật sự cần thiết, nhưng một số nội dung trong dự thảo chưa phù hợp với thực tế. Ảnh: T.Hà

>> Việt Nam cần sớm quy định ngưỡng giới hạn ethylene oxide trong thực phẩm

- Ông có thể nêu dẫn chứng cụ thể về vướng mắc các doanh nghiệp sẽ gặp phải?

Ví dụ, nhãn sản phẩm sữa dùng cho trẻ 0-6 tháng tuổi, hiện tại đã ghi rất chi tiết khoảng 30-40 chỉ tiêu dinh dưỡng theo 100g bột hoặc100ml pha chuẩn. Tuy nhiên, theo quy định tại Dự thảo sản phẩm này vẫn phải ghi thêm bảng thông tin dinh dưỡng ghi % giá trị dinh dưỡng tham chiếu của người lớn (Trẻ 0-6 tháng tuổi có nhu cầu dinh dưỡng từ 200-500 kcal/, nhãn lại quy định ghi % đáp ứng theo 2000 kcal (mức trung bình của người trưởng thành), tức gấp 4-10 lần nhu cầu thực tế).

Việc thêm bảng này trên lon sữa dễ làm người tiêu dùng hiểu nhầm là 100g sữa chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu năng lượng 1 ngày, tức trẻ mới sinh cũng phải uống hết 1 lon sữa 400g một ngày mới đáp ứng đủ năng lượng.

Thực tế, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, 1 lon sữa 400g đủ cho trẻ uống 1 tuần. Không có 1 nhãn sữa trẻ em nào trên thế giới ghi theo cách này vì nó gây hiểu lầm nghiêm trọng.

Từ những phân tích trên, chúng tôi đề nghị xem xét sửa đổi quy định: khuyến khích ghi % giá trị dinh dưỡng tham chiếu, như quy định của Codex và các nước trong khu vực.

- Các hiệp hội doanh nghiệp đã có buổi làm việc với đại diện cơ quan soạn thảo Thông tư của Bộ Y tế. Vậy, kết quả cuộc làm việc này đã giải quyết được những vướng mắc chưa, thưa ông?

Tại buổi làm việc với Ban soạn thảo Thông tư, đại diện Ban soạn thảo và các chuyên gia đi đến thống nhất là vẫn để ghi 7 chất trên nhãn sản phẩm, nhưng không có nghĩa lúc nào cũng áp dụng 7 chất này. Có những nhóm hàng chỉ ghi 1, 3 hay 5 tuỳ theo trong sản phẩm có thành phần dinh dưỡng nào thì mới phải ghi.

Ví dụ, cà muối không có chất béo hay đường nên sẽ không phải kê khai, chỉ có muối thì khai có muối. Hay với nước ngọt chỉ khai có đường chứ ai đi khai có muối hoặc chất béo.

Chúng ta vẫn có thể ghi 7 chất trên mà không quy định “cứng nhắc” như các nước, nhưng có sự phân nhóm để lựa chọn. Vấn đề là nhóm này phải phù hợp tránh cơ chế xin – cho và phải rõ ràng để khâu thực thi không vướng mắc.

Quan trọng hơn là tư duy của các cơ quan ban hành chính sách phải cầu thị, lắng nghe ý kiến góp ý từ các bên để chính sách bàn hành sát thực tiễn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Các chính sách ban hành phải theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, không làm khó doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định nhãn mác “xa” thực tiễn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714088713 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714088713 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10