Chương trình canh tác lúa thông minh bắt đầu triển khai từ năm 2016, đến nay đã trải qua 2 giai đoạn mang lại rất nhiều thành công.
Canh tác lúa thông minh có mặt ở ĐBSCL đánh dấu một bước tiến mới trong định hướng xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hiệu quả, an toàn và bền vững.
Giai đoạn 1 thực hiện trong 3 vụ (Hè Thu 2016, Đông Xuân 2016-2017, Hè Thu 2017), giai đoạn 2 thực hiện trong 4 vụ (Đông Xuân 2020 - 2021, Hè Thu 2021, Đông Xuân 2021 - 2022 và Hè Thu 2022).
Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL là sự kết hợp khoa học của các biện pháp đơn lẻ để xây dựng nên quy trình canh tác tổng hợp có hiệu quả cao trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, đó là Quy trình canh tác 3 giảm – 3 tăng, Quy trình 1 phải – 5 giảm, Quy trình canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL và gói kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo cho vùng ĐBSCL và cùng với các giải pháp khác. Chương trình còn nhận được sự đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm từ kiến thức khoa học đến thực tiễn ngoài ruộng đồng của hơn 10 nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sau 2 giai đoạn, chương trình canh tác lúa thông minh đến nay đã thực hiện 495 ruộng mô hình trình diễn với diện tích 247,5 ha tại 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL. Qua 2 giai đoạn thực hiện cho thấy, đây là chương trình rất thành công cả về quy trình, giải pháp lẫn công tác chuyển giao kỹ thuật canh tác cho bà con nông dân.
Nhiều giải pháp canh tác đã được áp dụng có hiệu quả như giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 80kg/ha, giảm lượng phân bón và phù hợp theo từng điều kiện canh tác, quản lý nước tưới hiệu quả, quản lý sâu bệnh hại theo IPM, các biện pháp để giảm đổ ngã, thu hoạch đúng độ chín… Các giải pháp này đã được đánh giá rất cao từ bà con nông dân, ban ngành địa phương, trung ương và các nhà khoa học.
Các mô hình canh tác lúa thông minh đều cho năng suất tăng vượt trội so với đối chứng từ 200 – 870kg/ha, lợi nhuận bình quân tăng 3,5 - 5,9 triệu đồng/ha. Từ đó, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân trong mô hình, đồng thời cũng là giải pháp để ổn định và phát triển canh tác lúa trong vùng.
Với hiệu quả mang lại của Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, tháng 3/2023, Bộ NN&PTNT đã công nhận là đây tiến bộ kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng cho vùng lúa ĐBSCL.
Với việc Quy trình được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng cho vùng ĐBSCL sẽ thuận lợi trong việc phổ biến, nhân rộng, giúp bà con trong khu vực hưởng lợi, nâng cao năng suất, giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận và hướng đến một nền nông nghiệp thông minh, hiệu quả, an toàn và bền vững.
Những yếu tố chính của Quy trình canh tác lúa thông minh, đó là:
Bộ Sản phẩm khuyến cáo sử dụng trong quy trình Canh tác lúa thông minh: Đầu Trâu Mặn - Phèn (giúp nâng cao pH, tăng tính chống chịu của cây lúa với phèn, mặn và các điều kiện bất lợi khác) và bộ sản phẩm chuyên dùng lúa TE A1, TE A2 cung cấp dinh dưỡng cân đối và hợp lý với các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.
Có thể bạn quan tâm
07:01, 03/02/2023
15:00, 30/06/2023
03:00, 25/06/2023