Quyền được sống của lao động di cư

Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam 02/11/2019 07:03

LTS: Thảm kịch 39 người nhập cư bất hợp pháp thiệt mạng trong chiếc xe container tại Anh đã khiến cả thế giới bàng hoàng và đó là bài học đau xót để những thảm kịch như vậy không còn tái diễn.

Ở một góc độ khác, việc di cư lao động là quy luật tất yếu của nền kinh tế chuyển đổi và những lao động di cư phần lớn là từ nông thôn. Điều đó đòi hỏi những chính sách đủ mạnh để những thảm kịch di cư lao động không còn xảy ra. 

Rạng sáng 2/11 (giờ Việt Nam), cảnh sát Essex thông báo họ tin rằng 39 thi thể trên container đều là người Việt. Đại sứ quán Việt Nam tại Vương Quốc Anh nói việc xác định danh tính nạn nhân cần được tiến hành.

Việt Nam gần đây ghi nhận số lượng người dân ra nước ngoài làm việc đang gia tăng nhanh. Riêng trong năm 2019 đã có hơn 142.000 người lao động xuất cảnh đi làm việc theo hợp đồng. Theo ước tính của Chính phủ, người lao động di cư gửi về nhà 2,5-3 tỷ USD mỗi năm. Cùng với đó, luồng di cư không hợp thức sang các nước trong khu vực và Châu Âu cũng gia tăng.

br class=

Chiếc xe container màu đỏ chở 39 người nhập cư trái phép phát hiện ngày 23/10.

Bảo đảm quyền của người di cư lao động

Trên nguyên tắc hợp tác, di cư lao động có thể là động lực phát triển tích cực, và giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của người lao động di cư. Khi quyền của lao động di cư được tôn trọng, và hành trình di cư của họ được an toàn, bản thân họ, gia đình và cả xã hội có thể được hưởng lợi từ nguồn kiều hối gửi về cũng như nâng cao được kỹ năng tay nghề.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, việc tăng cường các kênh di cư hợp thức thông qua giảm chi phí và đơn giản hóa các quy trình phức tạp để từ đó tăng số lượng lao động đi qua các kênh này. ILO duy trì nguyên tắc được thông qua tại Công ước các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân năm 1997 (Công ước số 181) và Nghị định thư năm 2014 liên quan đến Công ước lao động cưỡng bức năm 1930 (Công ước số 29) rằng, người lao động, đặc biệt là lao động di cư phải được bảo vệ khỏi sự lạm dụng và hoạt động tuyển dụng phi pháp. Nợ nần khi di cư sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro bị mua bán và cưỡng bức lao động. Lao động di cư do vậy, cần phải được đảm bảo rằng họ không phải trả bất kỳ phí hoặc chi phí tuyển dụng nào.

Một nghiên cứu gần đây của ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho thấy, người lao động có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư, cho dù quyết định lựa chọn di cư của họ là theo kênh nào.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng người lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở nước ngoài. Lao động cũng phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và làm việc trong khoảng thời gian lâu nhất – lên đến 11 tháng – để có thể chi trả khoản nợ này. Hơn ba phần tư lao động Việt Nam được phỏng vấn trả lời rằng họ bị vi phạm quyền lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Đất ấy, người không đi mới lạ!

    06:56, 01/11/2019

  • Bộ trưởng Tô Lâm: "Bộ Công an rất sốt ruột vụ 39 người chết tại Anh"

    15:27, 29/10/2019

  • Vụ 39 người chết trong container ở Anh: Đường dây nào đưa người đi nước ngoài trái phép?

    10:00, 29/10/2019

  • Vụ 39 người chết trong container ở Anh: Đã cung cấp mẫu xét nghiệm và thông tin để phía Anh xác minh

    11:55, 28/10/2019

  • Vụ 39 người chết trong container ở Anh: Quê nhà ngóng tin người thân trong tuyệt vọng

    22:00, 27/10/2019

  • Vụ 39 người chết trong container ở Anh: Cảnh sát đã thu thập hơn 500 tang vật, bao gồm cả điện thoại di động

    09:34, 27/10/2019

  • Thủ tướng yêu cầu xác minh thông tin vụ 39 người chết trong container tại Anh

    19:20, 26/10/2019

Khuyến nghị cho Việt Nam

ILO kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực để hỗ trợ người lao động di cư thông qua các biện pháp:

Thứ nhất, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển và tiếp nhận để tăng cường và đảm bảo những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ, nhằm đảm bảo nhu cầu về việc làm thỏa đáng.

Thứ hai, phát triển các kênh di cư hợp thức ít tốn kém tiền của, thời gian và ít phức tạp hơn.

Thứ ba, chuyển chi phí tuyển dụng từ người lao động sang người sử dụng lao động – Số tiền lớn mà người lao động di cư vay nợ để trả phí tuyển dụng làm giảm thu nhập từ di cư và thậm chí khiến người di cư có nguy cơ bị mất nhà ở và đất đai.

Theo các nguyên tắc chung và hướng dẫn thực hiện tuyển dụng công bằng của ILO, người lao động hoặc người tìm việc không phải gánh bất kỳ phí tuyển dụng hoặc chi phí liên quan nào.

Thứ tư, mở rộng tiếp cận pháp lý cho người lao động di cư, đặc biệc là lao động nữ vốn thường gặp nhiều khó khăn hơn nam giới, tại quê hương và ở nước ngoài – Khả năng người lao động di cư tiếp cận các cơ chế khiếu nại khi bị lạm dụng trong quá trình tuyển dụng và làm việc là yếu tố quan trọng để đảm bảo có các biện pháp khắc phục công bằng và đáp ứng yêu cầu.

Thứ năm, đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động mà không tạo thêm gánh nặng về thời gian và tài chính đối với người lao động di cư.

Thứ sáu, mở rộng dịch vụ cho người lao động di cư và gia đình để hỗ trợ họ khi về nước và tái hòa nhập cộng đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quyền được sống của lao động di cư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO