Quyết định 861/QĐ-TTg cần “độ trễ” để chuyển tiếp

Bài và ảnh: NGUYỄN VIỆT 07/06/2023 13:33

Sau khi Quyết định 861 ra đời, các xã, thôn không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn sẽ tác động đến 2,1 triệu người. Do đó, Quyết định 861 nên có một thời gian chuyển tiếp.

>>Từ ngày 6/6, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp bên hành lang Quốc hội về Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, và Quyết định số 612/QĐ-UBDT phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, ngày 7/6.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân. Ảnh: Nguyễn Việt

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân. Ảnh: Nguyễn Việt

Đánh giá về chính sách tháo gỡ bất cập của Quyết định 861 và 621, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho 6 bộ, ngành phải sửa trực tiếp 12 chính sách. “Tuy nhiên, trong 12 chính sách chủ yếu liên quan đến an sinh xã hội, trong khi chính sách về bảo hiểm y tế lại có tác động lớn nhất liên quan đến 2,1 triệu người là đồng bào dân tộc thiểu số từ lâu nay đang được hỗ trợ 100% bảo hiểm y tế”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân nói.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân đánh giá, sau khi Quyết định 861 ra đời, các xã, thôn không còn thuộc diện đặc biệt khó khăn sẽ tác động đến 2,1 triệu người. “Đây là một trong những vướng mắc, bất cập nhưng Chính phủ rất chậm sửa và tháo gỡ. Tôi cho rằng, nếu chờ 6 bộ, ngành sửa được 12 chính sách này thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đồng bào dân tộc thiểu số”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân nói.

Đặc biệt, chính sách với thầy cô giáo và học sinh đang đứng lớp giảng dạy tại các vùng đặc biệt khó khăn sẽ không được hưởng tiếp. “Nhiều đại biểu Quốc hội và cá nhân tôi cho rằng nên có một thời gian chuyển tiếp. Tức là, đang được hưởng 100% hỗ trợ thì cho hưởng 70% sau đó xuống 50% cho đến năm 2025 mới phù hợp với thực tiễn và cuộc sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân bày tỏ.

Nhiều bà con bị bệnh hiểm nghèo sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn đang được hưởng 100% bảo hiểm y tế. Nhưng sau khi xã đạt nông thôn mới thì không còn được hưởng 100% bảo hiểm y tế. Như vậy, sẽ tác động rất lớn đến người dân tại các khu vực khó khăn này. Có một thực tế, mặc dù được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nhưng đời sống của bà con chưa hẳn đã được nâng lên.

>>Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

>>Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật

“Các cháu ở vùng khó khăn này vẫn phải đi học ở một khu khác và không được hỗ trợ ăn trưa. Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp để các cháu bỏ học”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân nhấn mạnh.

Vẫn theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân, Bộ trưởng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nắm chắc vấn đề và rất nỗ lực tháo gỡ những bất cập của Quyết định 861 và 612. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Cao Thị Xuân cho rằng nên có giai đoạn chuyển tiếp để cho người dân tiếp tục được hưởng theo từng giai đoạn cho đến năm 2025.

“Nếu chờ sửa thì sẽ rất khó khăn đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đang sống tại những nơi đặc biệt khó khăn nhưng chỉ vì xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới và ra khỏi tình trạng khó khăn trong khi thực tế đời sống của người dân tại các khu vực này vẫn còn khó khăn là rất bất hợp lý”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân khẳng định.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân dẫn chứng, trước khi ban hành Quyết định 861 các thầy cô giáo được hưởng phụ cấp 70% đứng lớp ngoài lương, học sinh được hỗ trợ tiền ăn trưa. Nhưng nếu ra khỏi trường hợp đặc biệt khó khăn hoặc đạt chuẩn nông thôn mới thì sẽ không được hưởng.

“Các cháu học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn do nhà xa, nếu không được hỗ trợ ăn trưa các cháu sẽ bỏ học. Đây là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng thất học của học sinh vùng khó khăn. Chính sách này cũng không thu hút được giáo viên và cán bộ các lực lượng vũ trang về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Cao Thị Xuân kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Từ ngày 6/6, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời

    01:23, 06/06/2023

  • Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

    00:06, 05/06/2023

  • Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật

    11:05, 02/06/2023

  • Ngày 2/6, Quốc hội họp về Luật Công an nhân dân

    21:30, 01/06/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quyết định 861/QĐ-TTg cần “độ trễ” để chuyển tiếp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO